Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 15/08/2014 - 11:46
(Thanh tra) - 17 chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi còn quá khiêm tốn so với nhu cầu của liên kết nông sản từ ruộng tới bàn ăn của Hà Nội. Do đó, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên là "chìa khóa" để thúc đẩy phát triển liên kết bền vững.
Sản phẩm thịt gà ở vựa chăn nuôi Chương Mỹ cần được tạo chuỗi. Ảnh: T.A
Sự cố sữa tươi nhiễm Melamine từ năm 2008 khiến cho nhiều hộ chăn nuôi bò sữa tại Hà Nội điêu đứng. Cũng từ đó, thuật ngữ chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm sữa bắt đầu được biết đến và triển khai.
Đến nay, trên địa bàn Hà Nội có 4 chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm quy mô lớn. Trong đó, đáng chú ý là sữa tươi với quy mô 2.800 hộ ký hợp đồng với 2 công ty sữa. Trứng gà Tiên Viên (huyện Chương Mỹ) cũng là mô hình liên kết chuỗi khá phát triển với quy mô 12 trang trại, sản lượng tiêu thụ 70.000 quả/ngày.
Một số sản phẩm khác cũng đang được Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội triển khai xây dựng như: Gà mía Sơn Tây (60.000 con, cung cấp 1 - 1,2 tấn thịt/ngày), gà đồi Ba Vì (120.000 con, cung cấp 2 tấn thịt/ngày), vịt Vân Đình (60.000 con, cung cấp 1,5 tấn thịt/ngày), trứng vịt Liên Châu (150.000 con vịt đẻ, cung cấp 120.000 trứng/ngày)...
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc hình thành các chuỗi liên kết giúp cho người chăn nuôi yên tâm sản xuất vì đầu ra được đảm bảo, sản phẩm làm ra cũng đạt tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thế nhưng, có một thực tế ở địa phương là sản phẩm theo chuỗi có giá bán cao hơn sản phẩm thông thường cùng loại, trong khi người tiêu dùng nhận thức chưa đầy đủ về chất lượng, giá trị của sản phẩm nên khả năng nhân rộng chuỗi còn hạn chế. "Trong khi đó, việc sản xuất theo chuỗi còn mới, chưa có chính sách hỗ trợ kịp thời nên người dân chưa mấy mặn mà", Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi huyện Thường Tín Đỗ Danh Lanh chia sẻ.
Thịt gà CP được sản xuất tiêu thụ theo hướng chuỗi sản phẩm từ nơi chăn nuôi đến siêu thị. Ảnh: T.A
Theo Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, một trong những tồn tại lớn của ngành Chăn nuôi Thủ đô là chưa xây dựng được nhiều chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Nguyên nhân là do tư duy làm ăn manh mún, vì lợi ích cá nhân của một bộ phận người sản xuất, kinh doanh. Vì thế, giết mổ nhỏ lẻ, thủ công, chưa đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn chiếm ưu thế hơn giết mổ công nghiệp, khiến vấn đề chất lượng sản phẩm trở nên đáng lo ngại hơn.
Thực tế, chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm đang được Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đẩy mạnh tại nhiều địa phương với 69 xã chăn nuôi trọng điểm bò sữa, bò thịt, lợn, gia cầm…Theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp thì đây là điều kiện thuận lợi để hình thành các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, song đòi hỏi phải có cơ chế hỗ trợ.
Tuy vậy, cần đi kèm với các giải pháp tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng. Nhất là phải tính toán, cân đối hài hòa lợi ích trong chuỗi sản xuất. Tránh lợi nhuận chỉ tập trung "chảy" vào túi của thương lái. Trong đó, Trung tâm Phát triển chăn nuôi cũng phải đóng vai trò quan trọng trong hướng dẫn, điều phối hoạt động của chuỗi. Đồng thời, nghiên cứu, đặt hàng khoa học công nghệ tác động vào các khâu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và chi phí sản xuất.
Theo ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, mặc dù nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sạch trên địa bàn TP Hà Nội là rất lớn nhưng không phải ai cũng tin tưởng và sẵn sàng bỏ tiền ra mua. Do đó, bên cạnh giải pháp tuyên truyền, cần quy trách nhiệm rõ ràng của các bên tham gia chuỗi nếu có sai phạm.
"Trung tâm cũng đề nghị UBND TP xây dựng Đề án phát triển chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn Hà Nội và hợp tác, liên kết với các tỉnh trong giai đoạn 2015 - 2025, chính sách phát triển sản xuất, chế biến thức ăn tổng hợp gắn với tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, có chính sách cơ chế hỗ trợ đặc thù cho các doanh nghiệp đứng đầu của các chuỗi liên kết", ông Tường đề xuất.
Tràng An
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga