Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 12/06/2020 - 06:34
(Thanh tra)- Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cho biết, sau 11 năm thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), cả nước đã có trên 13 triệu người tham gia, chiếm 27,4% lực lượng lao động trong độ tuổi.
Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Thời gian qua, chính sách BHTN đã thực hiện tốt vai trò là điểm tựa cho người thất nghiệp với trên 5,2 triệu lượt người được hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong đó 97% người hưởng trợ cấp thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí. Số người được hỗ trợ học nghề có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước, đã có trên 230 nghìn người được hỗ trợ học nghề.
Đánh giá việc thực hiện chính sách BHTN, theo ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm, thời gian qua, chính sách BHTN đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đặc biệt, khi xảy ra đại dịch Covid-19, hệ thống BHTN đã đóng vai trò nổi bật. Có thể nói, rủi ro về thị trường lao động đột biến và chưa từng xảy ra.
Riêng trong tháng 4, tháng 5, tại nhiều tỉnh, thành lớn, số người thất nghiệp đã tăng lên. Tính đến 30/5, BHTN dự kiến đã chi hơn 4.000 tỷ đồng cho người lao động và bằng cơ chế thị trường. Dự kiến hết năm 2020, có thể chi hơn chục nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho người lao động và hàng triệu người lao động được tư vấn giới thiệu việc làm sẽ quay trở lại thị trường lao động.
Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh cho biết, bên cạnh những mặt được, kết quả thực hiện BHTN còn bộc lộ một số hạn chế, chính sách BHTN chưa thực sự gắn với thị trường lao động, mới tập trung nhiều cho khu vực chính thức, chưa có chính sách phù hợp cho khu vực phi chính thức, còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý thỏa đáng đến các giải pháp phòng ngừa theo thông lệ quốc tế. Cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức bộ máy còn nhiều điểm bất cập.
Về bộ máy, còn giới hạn trong phạm vi địa phương nên tính liên kết còn yếu, hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm còn chưa phù hợp với chức năng là định chế trung gian tài chính trên thị trường lao động, còn nặng về khâu giải quyết trợ cấp thất nghiệp mà chưa có nhiều hoạt động chủ động, tích cực của chính sách thị trường lao động.
Về nhân sự, từ 3 nguồn: Biên chế, định biên, ký hợp đồng lao động. Do chưa có tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp, nhân sự còn được giao theo định suất lao động và nhân sự hợp đồng nên chưa được hưởng các chế độ đãi ngộ như viên chức, dẫn đến sự tận tâm và gắn bó với công việc còn là thách thức. Ngoài ra, từ năm 2011 đến nay, số định suất lao động chưa được bổ sung cũng là khó khăn đối với các địa phương có số lượng người thất nghiệp lớn.
Về cơ chế tài chính, từ 3 nguồn: Nguồn ngân sách từ chính quyền địa phương, nguồn hỗ trợ từ Qũy BHTN, nguồn thu từ các dịch vụ tại Trung tâm. Qũy BHTN chưa hỗ trợ đầy đủ các chế độ BHTN và việc triển khai thực hiện BHTN trong khi tất cả hoạt động của trung tâm như điều tra cung - cầu lao động, phân tích, dự báo thông tin thị trường lao động, khai thác vị trí việc làm trống, kết nối việc làm… đều phục vụ cho người thất nghiệp.
Ngoài ra, còn nhiều bất cập khác trong quá trình tổ chức thực hiện như: Phần mềm giải quyết hưởng BHTN; kết nối dữ liệu, chia sẻ thông tin liên ngành, cải cách thủ tục hành chính, tuyên truyền, kiểm soát trục lợi BHTN,…
Thực hiện Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 8/10/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Bộ LĐTB&XH đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng, hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án "Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách BHTN".
“Việc xây dựng Đề án này là cơ hội để đánh giá lại hiện trạng tổ chức thực hiện, những khó khăn, vướng mắc, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp và đề xuất với các cấp có thẩm quyền để hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật cũng như tổ chức thực hiện BHTN”, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh nhấn mạnh.
Dự thảo Đề án "Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách BHTN" đặt ra các mục tiêu về độ bao phủ, các chỉ tiêu về thực hiện BHTN, mức độ hài lòng của người lao động và đưa ra 11 giải pháp cũng như giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành trong thời gian tới nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả thực hiện BHTN, đảm bảo việc thực hiện BHTN thuận lợi, hiệu quả từ khâu thu, tiếp nhận, giải quyết đến khâu chi trả BHTN, khắc phục những khó khăn, vướng mắc hiện hành.
Dự kiến, Đề án sẽ được hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2020.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương