Theo dõi Báo Thanh tra trên
Khoa Lê
Thứ sáu, 26/11/2021 - 17:32
(Thanh tra) - Những năm qua, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng bưởi da xanh, nhiều hộ đồng bào Raglai ở xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đã có nguồn thu nhập ổn định. Nhiều hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên mảnh đất “cằn cỗi”. Cây bưởi da xanh đang mở hướng đi mới cho đồng bào vùng cao.
Ông Katơr Quỳnh bên vườn bưởi da xanh. Ảnh: Khoa Lê
Bác Ái là huyện miền núi đặc biệt khó khăn nằm trong 62 huyện nghèo cả nước theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, có trên 86% dân số là đồng bào dân tộc Raglai sinh sống.
Năm 2020, cây bưởi da xanh đã được Đảng ủy xã Phước Bình, huyện Bác Ái đưa vào nghị quyết để định hướng ưu tiên phát triển trở thành cây trồng chủ lực ở địa phương, với khí hậu và chất đất đặc biệt phù hợp nên sau nhiều năm, cây bưởi da xanh đã phát triển xanh tốt, ra trái xum xuê.
Điển hình, gia đình ông Pi Năng Thiêng, thôn Hạnh Rạc 1, xã Phước Bình, cách đây 4 năm, đã mạnh dạn trồng 260 gốc bưởi da xanh. Đến nay vườn bưởi của gia đình ông Thiêng đã ra trái xum xuê, mỗi năm cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng.
Đặc biệt, ông Thiêng đã vận động con, cháu trong gia đình và bà con địa phương tận dụng tối đa các khoảng đất trống quanh nhà và các vùng đất dốc lâu nay trồng bắp, trồng đậu kém hiệu quả chuyển sang trồng bưởi da xanh. Từ đó, nhiều hộ gia đình đã có thu nhập ổn định, con cái có điều kiện được đến trường học tập.
Còn ông Pi Năng Chiên, thôn Bạc Rây 1, xã Phước Bình chia sẻ: “Cách đây 5 năm tôi có trồng thử nghiệm 5 sào (5.000m2) bưởi với 150 gốc. Sau 5 năm, những cây bưởi đồng loạt cho thu hoạch, mỗi cây trung bình đậu được gần 40 quả, sau khi trừ mọi chi phí thì tôi lãi khoảng 70 triệu đồng.
Bưởi da xanh trồng ở vùng đất Phước Bình được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, bưởi có vị thơm, ngọt, mọng nước không thua kém bất cứ loại bưởi nào trồng ở các tỉnh miền Tây”.
Từng đảm nhiệm chức Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Phước Bình, khi về hưu, ông Katơr Quỳnh, thôn Gia É, xã Phước Bình đã bắt tay vào cải tạo hơn 1,2ha đất hoang hóa, cằn cỗi để trồng 300 cây bưởi da xanh.
Ông Quỳnh chia sẻ: “Đến nay, vườn bưởi của tôi phát triển xanh tốt, mỗi vụ thu hoạch được 1-2 tấn bưởi, cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm, ngoài ra tôi còn trồng xen canh gần 50 cây sầu riêng và chôm chôm trong vườn để tăng thêm thu nhập. Thời gian thu hoạch bưởi có thể kéo dài từ 8-10 năm.
Trung bình mỗi trái bưởi trọng lượng từ 1,5-2 kg, thương lái thu mua với gia từ 25 đến 30 ngàn đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí mỗi năm bà con có thể thu lãi từ vài chục đến trăm triệu tùy vào diện tích canh tác”.
Theo UBND xã Phước Bình, phong trào trồng bưởi da xanh được bà con đồng bào Raglai trong xã phát triển mạnh từ 5 năm trở lại đây, cây bưởi da xanh rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Nếu canh tác tốt, giống bưởi da xanh cho trái quanh năm, mỗi năm loại cây này có thể cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha.
Ông Cao Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy xã Phước Bình cho hay: “Trong thời gian qua, xã Phước Bình đã chuyển đổi gần 200ha đất trồng đậu, bắp (ngô)… kém hiệu quả sang trồng bưởi da xanh và chuyển đổi hơn 100ha trồng các loại cây khác như: chôm chôm, sầu riêng… Nhờ việc chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây trái đã giúp bà con đồng bào Raglai có thu nhập ổn định, tỷ lệ hộ nghèo hằng năm đều giảm 4 - 5%, có năm giảm 5 - 6%”.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, mô hình chuyển đổi canh tác từ đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, cây công nghiệp đã mở ra một triển vọng mới trong phát triển kinh tế ở các xã miền núi.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá đã làm thay đổi tập quán canh tác nhỏ lẻ của đồng bào, giúp người dân gia tăng giá trị sản xuất, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp địa phương theo hướng nâng giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Với diện tích đang cho thu hoạch, bưởi da xanh, sầu riêng và chuối đã giúp xã Phước Bình cung cấp ra thị trưởng hơn 15.800 tấn/năm và tạo giá trị sản xuất gần 150 tỷ đồng, xã Phước Bình đang phấn đấu giảm diện tích trồng bắp và chuối để tạo ra vùng bưởi, sầu riêng chuyên canh từ 500 - 800ha trong những năm tới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.
Bùi Bình
22:58 22/11/2024(Thanh tra) - Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về chống khai thác IUU, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU.
Văn Thanh
22:01 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Trần Kiên
21:14 22/11/2024Thu Huyền
21:08 22/11/2024T.Thanh
21:05 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương