Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Lê
Thứ bảy, 02/10/2021 - 20:19
(Thanh tra) - Có dịp đặt chân đến Ninh Phước, du khách không khỏi ngỡ ngàng vì những đổi thay nhanh chóng, kỳ diệu của đồng bào Chăm nơi đây. Nhiều năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền đời sống của một bộ phận đồng bào Chăm đã khởi sắc từ nghề truyền thống.
Những phụ nữ Chăm đang dệt thổ cẩm tại HTX Dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp. Ảnh: Khoa Lê
Ở Ninh Thuận hiện nay, đồng bào Chăm có khoảng 74.000 người đang cư trú tập trung ở 35 thôn, khu phố thuộc 13 xã, thị trấn của 6 huyện, thành phố. Ninh Phước là huyện có đồng bào Chăm sinh sống đông nhất, trên 43.000 người. Người Chăm Ninh Thuận theo hai tôn giáo chính là Bàlamôn và Hồi giáo.
Từ xa xưa đến nay, đời sống kinh tế chủ yếu của đồng bào Chăm là sản xuất lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nghề dệt, nghề gốm. Nhiều năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền tình hình kinh tế-xã hội của đồng bào Chăm Ninh Thuận ngày càng khởi sắc, không ngừng được cải thiện, nâng lên. Đặc biệt, các làng nghề dệt, nghề gốm số lượng các hợp tác xã của đồng bào Chăm ngày càng hoạt động kinh doanh có hiệu quả như: Bàu Trúc, Mỹ Nghiệp, Phú Nhuận… Các làng nghề này đã giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động tại chỗ. Sản phẩm gốm và dệt của đồng bào Chăm đã có thị trường trong nước và khu vực. Nhờ thế, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào Chăm hiện nay giảm xuống chỉ còn 11,16% so với tổng số hộ dân tộc Chăm.
Theo bà Pi Năng Thị Thủy, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận cho biết: “Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước của các cấp chính quyền việc thực hiện đồng bộ, các chương trình, dự án hỗ trợ vùng đồng bào Chăm đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Hiện nay, 100% xã có đồng bào Chăm sinh sống đường ô tô đã đi đến trung tâm xã; 100% vùng đồng bào Chăm được sử dụng điện, có trạm y tế, có nhà văn hóa xã, thôn, khu phố, trường mẫu giáo, trường tiểu học, 11/13 xã vùng đồng bào Chăm đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới (chiếm 84,61%)”.
Bà Pi Năng Thị Thủy cho biết thêm, 5 năm qua hai làng nghề là gốm Bàu Trúc và Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ, Sản xuất, Kinh doanh dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp (HTX Mỹ Nghiệp) được Nhà nước quan tâm phân bổ nguồn vốn trên 90 tỷ đồng để sửa chữa các hạng mục đường bê tông, nhà trưng bày, cổng làng nghề.
Riêng làng gốm Bàu Trúc được hỗ trợ xây dựng 2 mô hình lò nung gốm, kinh phí 40 triệu đồng; tạo điều kiện cho 12 cơ sở, hộ kinh doanh vay vốn 940 triệu đồng phát triển sản xuất, kinh doanh; mở 4 lớp đào tạo nghề cho khoảng 120 học viên và 12 nghệ nhân tham gia nghiên cứu, sưu tầm, khôi phục chỉnh sửa và phục chế 4 hoa hoa văn đã thất truyền. Hiện tại, làng nghề gốm Bàu Trúc có khoảng 200 công ty lữ hành kết nối, đưa khách về tham quan. Các làng nghề mỗi năm đón trên 20.000 lượt khách đến tham quan, mua sắm; mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững cho người dân cũng như thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương.
Đối với sản phẩm thổ cẩm của HTX Dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể, tỉnh Ninh Thuận công nhận là 1 trong 12 sản phẩm đặc thù của địa phương, góp phần khẳng định thương hiệu, thúc đẩy phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Chăm Ninh Thuận.
Còn ông Hàm Minh Thiệu, Giám đốc HTX Dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp cho hay: “Sản phẩm thổ cẩm Chăm của HTX Mỹ Nghiệp không đơn thuần chỉ có giá trị về kinh tế, mà còn mang nhiều ý nghĩa, triết lý về đời sống, phong tục tập quán, tôn giáo, tư duy mỹ thuật của đồng bào Chăm, bởi nét đặc trưng, tiêu biểu không có nơi nào sánh kịp. Hiện, chúng tôi đã sưu tầm khoảng 100 mẫu hoa văn cổ Chăm và đang được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm dệt thủ công truyền thống trên khung dệt đóng bằng gỗ. Chúng tôi tiếp tục sưu tầm những mẫu hoa văn cổ đặc biệt chỉ để dệt vải thổ cẩm dành cho việc may y phục các vị chức sắc, quý tộc trong đồng bào Chăm trước đây. Làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam công nhận là 1 trong 17 làng nghề tiêu biểu nhất Việt Nam…”.
Nhằm thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước quan tâm phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào Chăm, tỉnh Ninh Thuận đã tập trung triển khai các chương trình, dự án cho đồng bào Chăm trong toàn tỉnh trong đó có Ninh Phước, như: Chương trình khuyến nông, chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình 134, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường; dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, đường giao thông, điện, nước, văn hóa, y tế, giáo dục... góp phần làm thay đổi nhanh chóng đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Chăm Ninh Thuận nói chung, Ninh Phước nói riêng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên