Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 23/11/2023 - 18:46
(Thanh tra) - Đại biểu Quốc hội đề xuất đưa tài xế xe công nghệ vào nhóm tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc để ứng phó với rủi ro.
Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy (đoàn TP HCM) đề xuất đưa tài xế công nghệ vào diện tham gia BHXH bắt buộc. Ảnh: P.Thắng
Sáng ngày 23/11, thảo luận ở nghị trường về Dự thảo Luật BHXH sửa đổi, vấn đề mở rộng đối tượng tham gia BHXH được nhiều đại biểu quan tâm.
Nêu ý kiến đại biểu Trần Thị Diệu Thúy (đoàn TP HCM) thống nhất bổ sung người lao động tham gia BHXH bắt buộc trong trường hợp “hai bên không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên”.
Quy định mới nhằm đảm bảo mối quan hệ này được xác định đúng với bản chất của hợp đồng lao động được quy định tại Bộ luật Lao động 2019.
Xét về hình thức, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản đối với loại có thời hạn từ 1 tháng trở lên và đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định của Bộ luật Lao động.
Đại biểu thấy, nếu đã xác định tồn tại quan hệ lao động, và hai bên chưa thực hiện đúng theo quy định của pháp luật lao động thì phải có sự điều chỉnh kịp thời. Việc thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm cần phải được xác định, căn cứ trên hợp đồng lao động hợp pháp, từ đó mới có thể kiểm tra giám sát được.
Quy định như dự thảo luật sẽ mở đường, gián tiếp thừa nhận các loại hình hợp đồng có tên gọi khác, theo nhận định của bà Thúy.
“Thực tế, nhiều năm qua, rất nhiều doanh nghiệp sử dụng cách này để trốn tránh các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật lao động. Vì vậy, nếu phát hiện ra loại hình hợp đồng này, cần thiết phải điều chỉnh lại về hình thức, nội dung và từ đó sẽ xác định được các nghĩa vụ về bảo hiểm của các bên”, bà Thúy nói.
Cạnh đó, bà Thúy đề xuất đưa tài xế xe công nghệ vào nhóm bổ sung tham gia BHXH bắt buộc. Bởi hiện nay, nền kinh tế việc làm tự do (Gig economy) đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.
“Tài xế xe công nghệ và giao hàng công nghệ là lực lượng lao động quan trọng trong lĩnh vực này và không ngừng tăng nhanh về số lượng”, theo lời đại biểu TP HCM.
Việc đưa tài xế xe công nghệ vào nhóm tham gia BHXH bắt buộc, theo bà Thúy còn là giải pháp linh động đối với lực lượng lao động chính thức trước những biến động của nền kinh tế đang làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Nêu căn cứ cho đề xuất của mình, đại biểu Thúy dẫn quy định của Bộ luật Lao động 2019 từ định nghĩa về “người lao động”, đến “hợp động lao động”. Từ đó, bà nhấn mạnh, nhóm đối tượng tài xế xe công nghệ về bản chất “có tồn tại quan hệ lao động”.
Bà phân tích, tài xế xe công nghệ có thỏa thuận làm việc cho doanh nghiệp vận tải xe công nghệ; có trả lương (mặc dù 2 bên lựa chọn hình thức thanh toán tiền lương căn cứ vào kết quả công việc) và có sự điều hành giám sát (thông qua app do doanh nghiệp vận tải quản lý).
“Các đối tượng này cần được hưởng chính sách hỗ trợ tạo việc làm và bổ sung vào nhóm đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế nhằm ứng phó với rủi ro”, bà Thúy nhấn mạnh.
Chung mối quan tâm, đại biểu Trần Thị Hiền (đoàn Hà Nam) tán thành mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Theo bà Hiền, quá trình triển khai cần có những điều chỉnh và có thể cân nhắc để bảo đảm tính tương thích, khả thi. Bởi, dự thảo luật quy định nhóm người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.
Từ thực tế, nữ đại biểu phản ánh, nhiều dự án, công trình ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi …, ít có điều kiện để người lao động có thể làm việc dài hạn. Người sử dụng lao động phải huy động lao động nông nhàn theo mùa vụ. Nhưng theo quy định, họ phải đóng BHXH cho người lao động.
Mặt khác, việc tham gia cũng trên cơ sở mức lương không cao do chủ yếu làm các công việc đơn giản, hoạt động chân tay từ 3 đến 6 tháng.
“Khi dự án, công trình kết thúc, người lao động lại quay trở về với công việc đồng áng thường ngày và gần như rất ít có cơ hội quay lại tiếp tục tham gia thị trường lao động để có thể đóng BHXH, kể cả là tham gia bảo hiểm tự nguyện”, đại biểu đoàn Hà Nam nói.
Bà Hiền đề nghị phân loại và quy định thêm một số điều kiện để cho phép một số trường hợp cụ thể người lao động được lựa chọn nhận tiền công bao gồm cả phần BHXH để thu nhập được tốt hơn, thay vì phải đóng BHXH bắt buộc.
Theo dự thảo luật, có thêm 5 đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, gồm:
- Chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh);
- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương;
- Người lao động làm việc không trọn thời gian (người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt);
- Trường hợp không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên phù hợp với Bộ luật Lao động năm 2019.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau cơn bão số 3 cả một ngôi làng bỗng chốc tan tác, để lại phía sau chỉ là bùn đất, nước mắt và sự mất mát không thể tả thành lời nhưng với sự nỗ lực của các cấp các ngành cùng huyện Bảo Yên đến nay Làng Nủ, xã Phúc Khách đã hồi sinh trở lại cuộc sống bình thường.
Nam Dũng
17:59 12/12/2024(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý
Trần Quý
Kim Thành
Thái Hải
Ngọc Phó
Nam Dũng
Đông Hà
TC
Hải Hà
Nhật Vượng