Theo dõi Báo Thanh tra trên
Khoa Lê
Thứ bảy, 11/12/2021 - 21:42
(Thanh tra) - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên gần 1 năm nay, người chăn nuôi dê, cừu thịt tại Ninh Thuận điêu đứng vì giá giảm mạnh và khó xuất bán. Do đó, nhiều gia đình lâm vào cảnh nợ nần, thua lỗ.
Anh Trương Văn Hào buồn bã bên chuồng dê 28 con gần 1 năm vẫn chưa xuất bán được. Ảnh: Khoa Lê
Những ngày giữa tháng 12/2021, chúng tôi về xã Phước Hậu, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước để ghi nhận thực tế tình hình nuôi dê, cừu lấy thịt của người nông dân.
Tại 2 địa phương trên, nhiều người dân thở dài cho biết, dê, cừu nuôi đến nay đã được 7 tháng, thậm chí nhiều gia đình nuôi đến gần 1 năm vẫn chưa thể xuất bán được. Còn nếu bán được thì chỉ với giá rất “bèo”, từ 70.000 - 75.000 đồng/kg đối với dê thịt từ 35kg trở lên. Nếu dê quá 45kg thì thương lái “ép” chỉ lấy đúng số ký là 40 còn 5 ký dư ra thì không tính. Còn dê lớn mà lên răng thì thương lái sẽ trừ thêm 200.000 đồng/con và khi cân mỗi con sẽ trừ thêm 1 ký hơi nữa. Như vậy, mỗi con dê người dân có thể lỗ gần 1 triệu đồng.
Mặc dù, giá “bèo” và bị khấu trừ đủ kiểu như nêu trên nhưng thương lái thu mua rất cầm chừng, mỗi chuồng chỉ lấy được vài con, còn lại thì “neo” lại chuồng của các hộ gia đình chăn nuôi.
Gia đình anh Trương Văn Hào, thôn Trường Sanh, xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước hiện đang nuôi 28 con dê đực lấy thịt được gần 1 năm nay, đến thời điểm này dê đã lớn từ 35 đến gần 40kg nhưng anh vẫn chưa bán được con nào. Tiền chi phí như mua cám thực phẩm, thuốc thú y đã đội lên gần 40 triệu đồng.
Anh Hào cho biết: “Dê chưa xuất bán được nên tôi đã thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng để vay 50 triệu đồng trả tiền cám, thuốc men và trả tiền mua dê. Giờ giá bán chỉ được 70.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí thì lỗ nặng khoảng 60 triệu”.
Còn gia đình anh Đỗ Minh Nhậm khu phố 10, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước cũng không mấy khả quan hơn khi thả nuôi 2 đợt dê đực lấy thịt đến nay chỉ mới xuất bán được 12 con còn 28 con đang “neo” tại chuồng.
Anh Nhậm cho hay: “Đợt đầu tôi bỏ 20 con dê đực từ tháng 1/2021, đến khoảng cuối tháng 7 mới có thương lái thu mua được 12 con, còn 8 con đến nay đã gần 1 năm vẫn chưa thể bán được. Đợt đó tôi bán 12 con sau khi trừ chi phí thì lỗ khoảng 20 triệu.
Đợt 2 tôi bỏ 28 con đến nay cũng được hơn 7 tháng, 10 ngày qua tôi liên tục gọi điện cho thương lái đến thu mua nhưng vẫn chưa hồi âm gì. Tôi đang rất lo vì nếu để lâu thì kéo theo rất nhiêu chi phí như: Tiền mua cám thực phẩm, thuốc thú y,... còn bán được thì thua lỗ rất nhiều”.
Người dân cho biết, bình thường nuôi dê đực lấy thịt thì khoảng 5,5 tháng đến 6 tháng là có thể xuất bán được. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên dê, cừu bị “neo” lại tại chuồng 8 tháng đến gần 1 năm nay. Dê, cừu không thể xuất bán được đã kéo theo nhiều chi phí phát sinh khiến người chăn nuôi tại Ninh Thuận rơi vào khó khăn, nhất là dịp cuối năm khi Tết đang đến cận kề.
Người chăn nuôi đang tha thiết các ngành chức năng tỉnh Ninh Thuận sớm có hướng tháo gỡ khó khăn để họ giảm bớt gánh nặng “dịch chưa qua mà cảnh nợ nần thua lỗ lại cận kề”.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh