Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Trung
Thứ tư, 02/08/2023 - 06:00
(Thanh tra) - Bảo hiểm xã hội (BHXH) các tỉnh, thành phố cần tăng cường kiểm soát chi phí, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc còn tồn đọng, đảm bảo tối đa quyền lợi cho người dân đi khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT).
Đảm bảo tối đa quyền và lợi ích cho người khám chữa bệnh BHYT
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Đức Hòa nhấn mạnh như vậy tại hội nghị giao ban trực tuyến toàn ngành về thực hiện chính sách BHYT 05 tháng cuối năm 2023 ngày 1/8.
Không để tồn đọng chi phí khám chữa bệnh
Theo ông Nguyễn Đức Hòa, BHXH các tỉnh, thành phố cần tiếp tục bám sát chỉ đạo của BHXH Việt Nam trong thực hiện các chính sách và công tác giám định BHYT, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia.
Đồng thời bám sát Quyết định số 877 của Chính phủ về tổ chức thực hiện dự toán thu, chi BHYT năm 2023, phối hợp với các sở, ngành tham mưu đề xuất với UBND để có văn bản chỉ đạo điều hành dự toán đạt mục tiêu quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ BHYT.
Lãnh đạo BHXH Việt Nam cũng lưu ý, khẩn trương thực hiện quyết toán, không để tồn đọng chi phí KCB năm 2022 và 2023. Nâng cao chất lượng và trách nhiệm trong công tác giám định về quản lý quỹ và công tác KCB, đảm bảo công khai, minh bạch kết quả giám định BHYT với các cơ sở KCB.
“BHXH các tỉnh, thành phố cần tăng cường kiểm soát chi phí KCB BHYT, giải quyết dứt điểm các tồn đọng trong việc gia tăng chi phí KCB BHYT tại một số cơ sở KCB, phối hợp với tổ công tác của BHXH Việt Nam tháo gỡ khó khăn, vướng mắc còn tồn đọng, đảm bảo tối đa quyền lợi cho người dân đi khám, chữa bệnh BHYT”, Phó Tổng Giám đốc nhấn mạnh.
Ông Hòa cũng yêu cầu BHXH các địa phương kiến nghị, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chấn chỉnh các cơ sở KCB không đảm bảo việc KCB theo quy định, xử lý các đơn vị có dấu hiệu trục lợi chi phí KCB BHYT.
Ngoài ra, theo lãnh đạo BHXH Việt Nam, việc tham gia vào công tác xây dựng pháp luật vẫn là nhiệm vụ rất quan trọng của cơ quan BHXH. Bởi xây dựng chính sách tốt ngay từ gốc sẽ góp phần tổ chức chính sách hiệu quả, hạn chế tối đa các vướng mắc.
Do đó, BHXH các tỉnh, TP phải tích cực tham gia lấy ý kiến xây dựng văn bản pháp luật liên quan đến thực hiện chính sách. “BHXH các địa phương chính là các đơn vị trực tiếp thực hiện chính sách, phát hiện các vấn đề phát sinh trong thực tiễn”, ông Nguyễn Đức Hòa nói.
Ước chi KCB BHYT cả năm 2023 đạt 107% dự toán Thủ tướng giao
Báo cáo tình hình thực hiện chính sách BHYT, ông Lê Văn Phúc, Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cho biết, 6 tháng đầu năm, toàn quốc có 64,2 triệu lượt khám chữa bệnh (KCB), tăng 29,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng chi KCB BHYT trên cả nước là 46.236 tỷ đồng, tăng 23,4%, số chi KCB đề nghị BHXH thanh toán tăng 16,2%.
Theo ông Phúc, dự kiến ước chi KCB BHYT cả năm 2023 là 120.666 tỷ đồng, đạt 107% dự toán Thủ tướng giao, ước có 40 tỉnh vượt dự toán giao, trong đó một số tỉnh vượt cao là: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hoá, Thừa thiên - Huế, Bắc Ninh, Kiên Giang, Đồng Tháp….
Về triển khai chính sách, trong 6 tháng đầu năm 2023, BHXH các tỉnh ký hợp đồng KCB BHYT trực tiếp với 2.830 cơ sở KCB BHYT, tương ứng với 46 cơ sở tuyến Trung ương, 563 cơ sở tuyến tỉnh, 2.088 cơ sở tuyến huyện và 133 y tế cơ quan (tương đương tuyến xã).
Ngoài ra, có gần 10.000 trạm y tế thực hiện KCB BHYT thông qua hợp đồng với bệnh viện huyện hoặc Trung tâm y tế hoặc cơ sở được Sở Y tế giao nhiệm vụ.
Như vậy, so với năm 2022, số cơ sở ký hợp đồng KCB BHYT tăng 140 cơ sở, trong đó cơ sở KCB công lập tăng 64, cơ sở KCB ngoài công lập tăng 76 cơ sở.
Đề cập các khoản chi KCB BHYT tồn đọng từ những năm trước, đưa vào chi quyết toán năm 2021, ông Phúc cho biết đây là những chi phí phát sinh vượt dự toán, vượt định mức kinh tế kỹ thuật và vượt tổng mức thanh toán được chấp thuận thanh toán sau khi thẩm định, xin ý kiến cơ quan chức năng.
Theo quy định, cơ quan BHXH chỉ có thể quyết toán các chi phí được cơ sở KCB đề nghị thanh toán cùng với các hồ sơ đề nghị đúng và đủ theo quy định.
Trường hợp có các chi phí KCB BHYT phát sinh tăng thêm do nguyên nhân khách quan, đặc thù trong năm, thì cơ quan BHXH phối hợp với cơ sở KCB xác định nguyên nhân, trong đó cơ sở y tế có trách nhiệm giải trình, làm rõ các yếu tố tăng giảm hợp lệ.
Sau khi giám định các chi phí này, cơ quan BHXH mới có căn cứ để đưa vào quyết toán, hoặc xin ý kiến của các cơ quan chức năng (Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam, Bộ Y tế, Chính phủ...) để có giải pháp tháo gỡ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 21/11, Sở Thông tin và Truyền thông khai trương dự án "Thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021 - 2025".
Kim Thành
21:13 21/11/2024(Thanh tra) - Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu của nhiều tờ báo tiếp tục sụt giảm mạnh, từ đó kéo theo thu nhập của những người làm báo chân chính cũng giảm, việc trang trải các chi phí cuộc sống thường ngày trở nên rất khó khăn.
Hoàng Nam
16:03 21/11/2024Văn Thanh
12:04 21/11/2024Phương Anh
21:59 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
Kim Thành
Phương Anh
Thái Hải
Trần Quý
Nam Dũng
Lê Phương
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Trần Kiên