Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đại lễ Tưởng niệm đồng bào tử nạn do Covid-19 mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Trà Vân

Thứ năm, 18/11/2021 - 21:58

(Thanh tra) - “Con xin đánh chuông này/Tiếng chuông thấu khắp mọi nơi xa gần/Ai nghe thấy lòng trần nhẹ bẫng/Tạo Bồ đề nguyên chứng đêm nay”, Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) xúc động chia sẻ trước Đại lễ Tưởng niệm đồng bào tử nạn do dịch Covid-19.

Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN, Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN. Ảnh: TV

+ Quyết định của Quốc hội đề xuất Chính phủ tổ chức Đại lễ Tưởng niệm, trong đó có lễ cầu siêu, cầu nguyện cho đồng bào tử nạn do dịch Covid-19 thật kịp thời, ý nghĩa và đáng trân trọng.

Điều này thể hiện tinh thần tri ân, báo ân của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay. Tôi rất cảm động trước quyết định này của Quốc hội. Đây là lễ tưởng niệm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Bên cạnh đó, còn có ý nghĩa về mặt tâm linh. Vì vậy, khi chúng ta cầu nguyện là một niềm an ủi động viên các hương linh. Nhờ câu kinh, tiếng kệ của các tôn giáo, trong đó có Phật giáo, các vong linh được Đức Phật tiếp dẫn về cõi Tây phương Cực lạc.

Về mặt giá trị đạo đức văn hoá của người Việt, đây là nghĩa cử cao đẹp của người còn sống luôn nhớ tới người đã mất. Thông qua bàn thờ tổ tiên, chúng ta cầu nguyện cho các vong linh.

Đồng thời vừa chia sẻ những mất mát, tổn thất lớn của các gia đình nạn nhân tử vong do Covid-19 vừa động viên những người còn sống. Thông qua đại lễ khích lệ tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam chung sức đồng lòng nắm tay nhau để vượt qua khó khăn.

Đối với Phật giáo, đây là tinh thần từ bi, cứu khổ, cứu âm độ dương. Điều đó có nghĩa là, cầu cho những người sống được mạnh khoẻ, bình an, cầu siêu cho hương linh quá cố được siêu sinh an lạc quốc.

Đúng 20 giờ 00 ngày 19/11, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước đồng loạt thỉnh chuông và thắp nến, dâng hương, tưởng niệm, cầu siêu cho các vong linh tử vong do Covid-19. Đến nay, công tác chuẩn bị của GHPGVN cho Đại lễ Tưởng niệm như thế nào, thưa Hòa thượng?

Cầu nguyện - nghi thức Phật giáo. Ảnh: T.V

+ Công tác chuẩn bị tại 2 điểm cầu đã hoàn thất. Tại Ban Trị sự Phật giáo Hà Nội, chúng tôi tham gia và chỉ đạo cho các ngôi chùa toàn TP, đúng 20 giờ ngày 19/11 sẽ thỉnh chuông. Bởi, trong tiếng chuông đó, đã có phép cầu nguyện: “Con xin đánh chuông này/Tiếng chuông thấu khắp mọi nơi xa gần/Ai nghe thấy lòng trần nhẹ bẫng/Tạo Bồ đề nguyên chứng đêm nay”.

 Chúng tôi tham dự điểm cầu tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội. Chúng tôi thực hiện nghi thức tâm linh và kêu gọi tăng ni, Phật tử tiếp tục giúp đỡ mọi hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là trẻ em mồ côi do bố, mẹ mất trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, để “không em nào bị bỏ lại phía sau”!

Bắt đầu từ 8 giờ ngày 14/10 năm Tân Sửu (18/11/2021) tại Việt Nam Quốc Tự (quận 10), với sự tham dự của chư tôn đức Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự GHPGVN, lãnh đạo Trung ương và TP.HCM diễn ra Đại lễ Cầu siêu nạn nhân tử vong do dịch Covid-19.        

- Như Hoà thượng vừa nhắc đến công tác thiện nguyện, vậy trong thời gian tới GHPGVN sẽ tiếp tục triển khai công tác này như thế nào?

+ Tinh thần của Phật giáo Việt Nam là Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội. Trong những năm qua, Giáo hội luôn tập trung làm tốt công tác từ thiện. Đặc biệt, trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua, đó là các cấp giáo hội chung sức cùng Đảng, Nhà nước để chung lo cho cuộc sống của người dân.

Nhiều bếp ăn tình thương được ra đời; các siêu thị 0 đồng được dựng lên; ATM ô xy được chở đến tận giường để cứu sống bệnh nhân; các ngôi chùa nhận tro cốt các nạn nhân xấu số chết vì Covid-19 để thờ cúng, cầu siêu; nhiều tăng ni cởi áo cà sa, khoác blouse trắng lên đường vào bệnh viện dã chiến… Họ vì mục đich cao cả cứu độ chúng sinh!

Ngay trong Thông bạch số 283 của Trung ương GHPGVN gửi đến các Ban Trị sự cả nước, ngoài việc kêu gọi các chùa thỉnh chuông cầu nguyện cho hương linh do dịch Covid-19 được siêu thoát, còn kêu gọi các tăng, ni, Phật tử tiếp tục làm tốt công tác thiện nguyện trong thời gian tới.

Theo đó, yêu cầu tăng, ni, Phật tử thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ về công tác phòng, chống dịch covid như: Thực hiện 5k; từ thiện xã hội… góp phần bù đắp những tổn thất, thiệt thòi của đồng bào ta đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.

Nam Dũng

14:11 15/12/2024
Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm