Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nam Dũng
Thứ sáu, 17/11/2023 - 21:43
(Thanh tra) - Sáng 17/11, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội nghị Sơ kết toàn quốc 3 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tại TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chủ trì hội nghị. Ảnh: ND
Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội phê duyệt với tổng kinh phí tối thiểu là 75.000 tỷ đồng, kết cấu thành 2 dự án và 11 tiểu dự án để thực hiện nhiều mục tiêu, chỉ tiêu. Đây là chương trình đầu tiên trong 03 chương trình MTQG hoàn thành việc xây dựng, ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện ở cấp Trung ương; thực hiện việc lập, giao kế hoạch vốn của chương trình giai đoạn 2021 - 2025 và hàng năm theo quy định; rà soát, kiện toàn tổ chức làm công tác giảm nghèo các cấp theo hướng dẫn...
Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều là 4,03%, giảm 1,17%; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số là 21,02%, giảm 4,89%; tỷ lệ hộ nghèo 74 huyện nghèo là 38,62%; 01 xã thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và đạt tiêu chí được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Ước năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn 2,93%, giảm 1,1%; tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33%, giảm 5,62%; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82%, giảm 3,2%; dự kiến có thêm 09 xã thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
Sau 03 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 còn một số khó khăn, tồn tại, hạn chế như: Việc ban hành văn bản hướng dẫn cũng như việc phân bổ vốn thực hiện Chương trình còn chậm so với yêu cầu; huy động nguồn lực xã hội hoá cho công tác giảm nghèo còn hạn chế; một số dự án triển khai còn chậm, manh mún, dàn trải; cán bộ làm công tác giảm nghèo từ trung ương tới địa phương chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng; ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành còn hạn chế; công tác truyền thông vẫn còn một số nơi thực hiện chưa thực sự hiệu quả, chưa sát đối tượng, chưa phù hợp với điều kiện, đặc thù vùng miền; kết quả giảm nghèo tuy đạt mục tiêu nhưng chưa bền vững; một bộ phận nhỏ người dân vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa có ý thức và hỗ trợ người khác vươn lên thoát nghèo bền vững…
Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành Trung ương và các địa phương đã tham luận để làm rõ hơn những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững trong thời gian tới.
Nổi bật trong đó là các tham luận: Giải pháp hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo; Giải pháp hỗ trợ đầu tư duy tu, bảo dưỡng trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; Triển khai hoạt động đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Phát triển giáo dục nghề nghiệp, vùng nghèo, vùng khó khăn gắn với hỗ trợ giải quyết việc làm; Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo; Đẩy mạnh truyền thông góp phần giảm nghèo bền vững…
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định: Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững thực sự là cuộc cách mạng của toàn xã hội, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và đạt được nhiều kết quả. Quan trọng hơn cả, ở cơ sở đã xuất hiện nhiều cán bộ, người dân hết mình, lăn lộn với công việc, với công cuộc xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo.
Bộ trưởng cho rằng, công cuộc giảm nghèo như cuộc leo núi, càng lên cao càng đuối sức. 3 năm qua, việc thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2025 mặc dù đã đạt được nhiều kết, song đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
“Chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận, công tác giảm nghèo vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố thiếu bền vững; việc triển khai chương trình, giải ngân các nguồn vốn hỗ trợ các dự án, tiểu dự án còn chậm. Đọc báo cáo giám sát của Quốc hội về Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, thấy còn nhiều tồn tại, hạn chế mà vô cùng sốt ruột” - Bộ trưởng chia sẻ.
Để đạt được các mục tiêu, yêu cầu của Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương tập trung đôn đốc đẩy nhanh tiến độ công tác giải ngân nguồn vốn đầu tư cho chương trình. “Sinh kế của người dân phụ thuộc vào công tác giải ngân, nếu không làm được là có lỗi với dân” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Theo báo cáo của tỉnh Lào Cai cho biết: Là tỉnh biên giới, miền núi, có nhiều thành phần dân tộc. Từ một tỉnh nghèo nhất cả nước, sau hơn 30 năm tái lập, với sự giúp đỡ của Trung ương, cùng sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, Lào Cai đã có nhiều thay đổi vượt bậc.
Chênh lệch về thu nhập, mức sống của Nhân dân giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn trong tỉnh còn cao, tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo.
Với kỳ vọng để người dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác giảm nghèo. Các nhiệm kỳ gần đây, tỉnh đều ban hành các đề án trọng tâm về công tác giảm nghèo, tập trung vào vùng lõi nghèo, các chương trình đầu tư của tỉnh đều hướng đến ưu tiên cho các huyện, xã, thôn và hộ nghèo.
Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 là 1 trong 3 chương trình MTQG đang triển khai hiện nay, thể hiện tính nhân văn sâu sắc và sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, giúp người dân, nhất là các vùng khó khăn có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mục tiêu tổng quát của chương trình là giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia.
Để triển khai Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tỉnh Lào Cai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương.
Việc phân bổ, giao dự toán, thực hiện kế hoạch hằng năm và giai đoạn được triển khai kịp thời, đúng quy định của chương trình và các quy định liên quan khác.
Trong thời gian tới, tỉnh Lào Cai tiếp tục xác định ưu tiên, tập trung mọi nguồn lực để đầu tư cho vùng lõi nghèo, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, quan tâm phát triển sản xuất nông- lâm nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, xây dựng nông thôn theo các tiêu chí mới và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, đẩy mạnh thu hút đầu tư, lấy phát triển công nghiệp để tạo bước đột phá, đầu tư cho thương mại, du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Coi trọng phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái và giữ vững quốc phòng - an ninh.
Thông qua hội nghị này, Lào Cai có cơ hội học tập những cách làm hay, kinh nghiệm, sáng tạo của các tỉnh. Qua đó, cùng đóng góp ý kiến với Trung ương để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề xuất những ý tưởng, cơ chế, cách làm sáng tạo góp phần triển khai hiệu quả hơn nữa Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành