Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 14/06/2016 - 09:09
(Thanh tra)- So với cả nước, Điện Biên là tỉnh "nóng" nhất về tệ nạn mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy. Có số người nhiễm HIV/AIDS nhiều nhất và đang có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi. Điện Biên đang quyết liệt cuộc chiến với căn bệnh thế kỷ này.
Hàng ngày, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Điện Biên cấp thuốc Methadone cho trên 800 bệnh nhân. Ảnh: Hồng Bài
Xu hướng trẻ hóa về độ tuổi
Theo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên, tính đến đầu năm 2016, lũy tích các trường hợp nhiễm HIV toàn tỉnh là 7.226 trường hợp, trong đó còn sống, quản lý được là 3.521 người. Lũy tích bệnh nhân AIDS là 5.366 người; còn sống 2.017 người; lũy tích tử vong 3.349 người. Trong năm 2015, phát hiện thêm 350 trường hợp nhiễm HIV, 565 trường hợp chuyển giai đoạn AIDS; 319 ca tử vong mới do AIDS. 4 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh phát hiện mới 150 người nhiễm HIV. Hiện nay 10/10 huyện, thị xã, thành phố, 112/130 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có người nhiễm HIV/AIDS. Tỷ lệ người nhiễm HIV còn sống, quản lý được chiếm 0,64% dân số.
Địa bàn có nhiều người nhiễm HIV/AIDS là: huyện Điện Biên 1.900 người nghiện, trong đó có 1.069 trường hợp nhiễm HIV, 214 ca AIDS. Các huyện có số người nhiễm HIV/AIDS ít nhất tỉnh là: Tủa Chùa, Nậm Pồ, Mường Chà, Mường Nhé, thị xã Mường Lay.
Qua số liệu điều tra cho thấy, tỷ lệ lây nhiễm HIV theo nhóm độ tuổi: Từ 0 - 15 tuổi chiếm 4%; từ 16 - 19 tuổi chiếm 2%; từ 20 - 29 tuổi chiếm 38%; từ 30 - 39 tuổi chiếm 39%; nhóm tuổi 40 - 49 tuổi chiếm 16%; từ 50 tuổi trở lên chiếm 1%. Nhóm tuổi từ 20 - 39 tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất chiếm 77%. Số trẻ em bị nhiễm HIV còn sống là 136 trẻ. Về giới tính, nam chiếm 55,77%, nữ chiếm 44,23%. Tỷ lệ lây truyền dịch HIV/AIDS cao nhất qua đường máu chiếm 51%, qua đường tình dục chiếm trên 41%.
Chỉ số trên cho thấy, tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn diễn biến phức tạp, dịch đã "về" đến các xã, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực biên giới và có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi.
Tiêm chích - con đường lây nhiễm HIV cao nhất ở tỉnh Điện Biên. Ảnh: Hồng Bài
Theo đánh giá của lãnh đạo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Điện Biên, số người nhiễm HIV/AIDS ở ngoài xã hội nhiều hơn số liệu các địa phương quản lý, báo cáo. Người bị nhiễm HIV/AIDS không muốn người khác biết mình bị nhiễm bệnh. Thậm chí, nhiều bệnh nhân đến cơ quan y tế khám, xét nghiệm, khi biết bị nhiễm HIV thì "mất dấu". Đây là nguy cơ dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm HIV cao, nhất là vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dân trí thấp, chưa biết cách phòng bệnh.
Quyết đẩy lùi căn bệnh thế kỷ
Trao đổi với PV, ông Phạm Xuân Sáng, Trưởng phòng Kế hoạch Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Điện Biên cho biết: Tỉnh được Bộ Y tế lựa chọn là một trong những tỉnh thực hiện thí điểm triển khai mục tiêu 90 - 90 - 90 (90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được diều trị ARV và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virut ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho người khác) về phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015 - 2017, hướng tới kết thúc đại dịch trên địa bàn tỉnh.
Có thể nói, thế trận phòng, chống HIV/AIDS ở Điện Biên đã được xây dựng khắp các địa phương, từ huyện đến xã. Tuy nhiên, ông Sáng chia sẻ: Công tác phòng, chống đại dịch vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đó là: Địa bàn vùng sâu, xa, đối tượng nguy cơ lây nhiễm khó tiếp cận, người có nguy cơ cao không muốn tham gia vào chương trình điều trị Methadone. Thời gian từ tiếp cận bệnh nhân đến khẳng định là nhiễm HIV, thời gian dài (10 ngày). Trên thực tế, trên 30% bệnh nhân không trở lại (mất dấu) sau thời gian 10 ngày về nhà.
Bệnh nhân được bác sỹ tư vấn về phòng, chống lây nhiễm HIV. Ảnh: Hồng Bài
Về kinh phí điều trị, trước đây bệnh nhân được tài trợ toàn bộ, nay bệnh nhân có thẻ BHYT nhưng vẫn phải chi trả từ 5 - 20%. Một bệnh nhân điều trị Methadone, một ngày chi trả phí điều trị từ 7.000 - 10.000 đồng, như vậy một tháng mỗi bệnh nhân phải trả phí điều trị từ 200.000 - 250.000 đồng. Với bệnh nhân HIV thì có được số tiền trên là rất khó khăn. Vì vậy công tác điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trong 5 năm qua trên địa bàn Điện Biên chưa đạt được kết quả như kế hoạch đề ra.
Năm 2016, Điện Biên đưa ra mục tiêu sẽ điều trị cho 4.879 người nghiện ma túy và điều trị cho 4.215 người nhiễm HIV. Tại thời điểm cuối tháng 4/2016, đã có 800 bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và trên 600 bệnh nhân điều trị tại các cơ sở cấp phát thuốc Methadone.
Tin, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, Điện Biên sẽ hoàn thành mục tiêu 90 - 90 - 90 về phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015 - 2017 và hướng tới kết thúc đại dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.
Hồng Bài
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình