Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chỉ hơn 3.000 lao động từ Libya về nước được hỗ trợ

Thứ tư, 03/08/2011 - 22:10

(Thanh tra) - Ngày 3/8 tại Hà Nội, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã phối hợp với Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước tổ chức cuộc họp với các doanh nghiệp phải đưa lao động làm việc tại Libya về nước để triển khai hỗ trợ cho người lao động.

Hầu hết các lao động trở về từ Libya đều có hoàn cảnh khó khăn

Chỉ lao động đi làm việc ở Libya dưới 6 tháng mới nhận được hỗ trợ từ Bộ LĐTB&XH. Số lao động này là 3.102 người (chiếm 3/10 trong tổng số hơn 10.000 lao động phải về nước do khủng hoảng chính trị tại nước này).

Theo Quyết định của Bộ LĐTB&XH, ngoài khoản hỗ trợ ban đầu là một triệu đồng ngay khi về nước đối với tất cả lao động VN làm việc tại Libya phải về nước trước hạn, lao động được hỗ trợ thêm theo bốn mức. Cụ thể: mức 8 triệu đồng/người với lao động có thời gian làm việc từ đủ 1 tháng trở xuống; mức 6 triệu đồng/người với lao động có thời gian làm việc từ trên 1 tháng đến đủ 2 tháng; mức 4 triệu đồng/người với lao động có thời gian làm việc từ trên 2 tháng đến đủ 4 tháng; mức 2 triệu đồng/người với lao động có thời gian làm việc từ trên 4 tháng đến đủ 6 tháng.

Như vậy, chỉ những lao động đi làm việc ở Libya dưới 6 tháng mới nhận được hỗ trợ từ Bộ LĐTB&XH. Trong đó số lao động có thời gian làm việc dưới 1 tháng là 620 người, số lao động có thời gian làm việc từ trên 1 tháng đến đủ 2 tháng là 748 người, số lao động có thời gian làm việc từ trên 2 tháng đến đủ 4 tháng là 1.074 người, và số lao động có thời gian làm việc từ trên 4 tháng đến đủ 6 tháng là 660 người.

Theo lãnh đạo Cục, mức hỗ trợ trên chỉ áp dụng với lao động có tham gia đóng góp Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước. Đối với người lao động không tham gia đóng góp quỹ này sẽ được hỗ trợ từ nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và  ngoài nước, mức hỗ trợ bằng một nửa so với lao động có đóng góp. Một ưu tiên cho lao động đi làm việc theo “Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020” là được hỗ trợ thêm 50% so với lao động các địa phương khác. Như vậy, mức hỗ trợ cao nhất có thể lên đến 12 triệu đồng. Mặt khác, doanh nghiệp Xuất khẩu lao động được hỗ trợ 50% tổng số tiền môi giới doanh nghiệp phải hoàn trả cho người lao động theo quy định.



Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần làm gì để tránh bị khóa SIM di động?

Người dùng cần làm gì để tránh bị khóa SIM di động?

(Thanh tra) - Những ngày cuối năm 2024, thông tin về hàng triệu người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa hoặc mất số khiến không ít người hoang mang lo lắng. Vậy trong trường hợp nào, SIM sẽ bị khóa, số bị thu hồi và người dùng cần làm những gì để tránh rơi vào các trường hợp này?

Hoàng Nam

09:11 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm