Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần phát hiện và điều trị sớm bệnh sa sút trí tuệ ở người già

PV

Thứ sáu, 02/10/2020 - 16:00

(Thanh tra) – Sự già hóa dân số dẫn đến sự chuyển dịch về gánh nặng bệnh tật. Trước đây, gánh nặng bệnh tật là các bệnh truyền nhiễm thì hiện nay chuyển sang các bệnh không lây nhiễm trong đó có sa sút trí tuệ (SSTT).

Sự già hóa dân số dẫn đến sự chuyển dịch về gánh nặng bệnh tật. Ảnh minh họa: Internet

Việt Nam hiện là một trong 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, kéo theo những chuyển dịch về gánh nặng bệnh tật. SSTT là một trong những bệnh điển hình nhất mà người cao tuổi ở Việt Nam thường mắc phải.

Theo các chuyên gia y tế, SSTT là bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi. Ước tính có khoảng 10% người trên 60 tuổi bị chứng bệnh này. Trên thế giới cứ 3 giây sẽ có thêm 1 người mắc.

Đáng lưu ý, có tớ 60-80% người SSTT mắc bệnh Alzhemer- căn bệnh không thể chữa khỏi và là nguyên nhân thứ 6 dẫn đến tử vong. Ở Mỹ, hơn 5 triệu người mắc bện Alzheimer. Căn bệnh này không chỉ gây gánh nặng và kinh tế mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh.

Sự già hóa dân số dẫn đến sự chuyển dịch về gánh nặng bệnh tật. Trước đây, gánh nặng bệnh tật là các bệnh truyền nhiễm thì hiện nay chuyển sang các bệnh không lây nhiễm, trong đó có SSTT.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, cứ ba giây thì thế giới có thêm một người bị SSTT và số người bị SSTT tăng lên gấp đôi sau mỗi 20 năm. Chi phí chăm sóc, điều trị người bệnh SSTT là khoảng 800 tỷ USD.

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, khi chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 khi có 11% số dân là những người trên 60 tuổi và là một trong 10 nước có tốc độ già hóa nhanh nhất. Tốc độ già hóa nhanh trong bối cảnh vẫn là một nước có mức thu nhập trung bình thấp đã đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết, nhất là trong công tác chăm sóc sức khỏe, khi trung bình mỗi người cao tuổi thường mắc các bệnh sau: Tim mạch, đái tháo đường, viêm phổi tắc nghẽn... điển hình nhất là SSTT.

Theo Ths.Bs Bùi Văn San, Phó trưởng Khoa Điều trị Tâm thần người già, Viện sức khỏe tâm thần quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, SSTT không còn xa lạ với cuộc sống hiện đại, nếu biết sớm, phòng và điều trị sớm thì chất lượng cuộc sống rất tốt. SSTT ngoài quên, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng ảnh đến cuộc sống.

Các triệu chứng phát hiện sớm bệnh SSTT như: Một số người thay đổi nhận thức (trở lên khó tính hơn, tiếp cận thông tin mới khó hơn); mất nhớ (quên), giao tiếp kém; rối loạn tâm thần như loạn thần (hoang tưởng, ảo giác), đi lang thang, kích động; ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày như quên cách nấu ăn, nhầm lẫn và mất phương hướng… Đây là những triệu chứng sớm cần được phát hiện và điều trị.

Ths.Bs Bùi Văn San đã chỉ rõ bệnh SSTTsẽ thường xuất hiện với 10 biểu hiện như:

- Trí nhớ bị suy giảm, giai đoạn đầu thường là giảm trí nhớ ngắn hạn.

- Giảm khả năng nhận thức về thời gian, không gian.

- Giảm giao tiếp bằng lời và chữ viết, khó tìm từ khi nói, nói sai, viết sai.

- Không nhận ra được người thân, người quen, các đồ vật quen thuộc hoặc có thể nhận nhầm.

- Khó khăn trong việc ăn uống, vệ sinh cá nhân...

- Ngại tiếp xúc với mọi người, thu mình khỏi công việc và xã hội.

- Có sự thay đổi về cảm xúc: lo âu, trầm cảm, lãnh đạm, nghi ngờ, sợ hãi....

- Khả năng điều hành bị suy giảm: giảm khả năng tính toán, giảm sự sáng tạo, không có khả năng đưa ra quyết định để điều hành, lập kế hoạch.

- Có sự biến đổi nhân cách, luôn tự coi mình là trung tâm, rất dễ kích động và bệnh sẽ nặng lên khi tiến triển như bị kích động lời nói, hành động, có các hành vi không phù hợp như đi lang thang.

- Bên cạnh bị rối loạn về nhận thức, bệnh SSTT còn có triệu chứng rối loạn tâm lý - hành vi và giảm chức năng nặng nề tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh

Nguyên nhân gây SSTT:

Ths. Bs Bùi Văn San cho biết, SSTT gây nên gánh nặng lớn cho bản thân người bệnh cũng như người thân và xã hội. Các nguyên nhân chính gây ra SSTT gồm:

• Do bệnh Alzheimer: Chiếm 60-80%

• Do rối loạn thần kinh và chấn thương như chấn thương sọ não...

• Do bệnh nhồi máu cơ tim, viêm não, xuất huyết não

• Do sự rối loạn nội tiết như bị mắc đái tháo đường, suy giáp...

• Do việc lạm dụng các chất kích thích, sử dụng thuốc không hợp lý

Theo BS San, SSTT có một số bệnh hồi phục được, ví dụ như bệnh điên não, thiếu vitamin B12. Điều trị bệnh SSTT có nhiều phương pháp như chăm sóc, điều trị dùng thuốc hay không dùng thuốc. “Nếu phát hiện sớm, có thuốc hoặc hướng dẫn cách chung sống với bệnh thì tốc độ sa sút sẽ bớt đi. Những rắc rối do sa sút sẽ ít đi. Bệnh rất cần người thân trong gia đình hỗ trợ, chia sẻ, BS San nói.

Cách phòng tránh SSTT

Để phòng ngừa SSTT, người cao tuổi cần thực hiện các khuyến cáo sau của bác sĩ:

• Thường xuyên hoạt động trí não như đọc sách báo, tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng.

• Người cao tuổi phải thường xuyên luyện tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng...

• Giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ.

• Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, ma túy

• Khi sử dụng các thuốc bổ não, dưỡng não cần có sự chỉ định và tư vấn của các chuyên gia y tế

• Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và cần được thăm khám sớm khi có các triệu chứng

Ths. Bs Bùi Văn San nhấn mạnh, SSTT ở người cao tuổi cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Chính vì vậy việc chăm sóc và điều trị cho người bệnh nên thực hiện sớm tại các cơ sở y tế uy tín./.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Năm 2025, tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

(Thanh tra) - Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) vừa quyết định trích 4,9 tỷ đồng từ Quỹ phúc lợi để triển khai chương trình xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong năm 2025. Mỗi căn nhà được hỗ trợ kinh phí 70 triệu đồng, giúp các hộ nghèo, gia đình chính sách có nơi ở ổn định và kiên cố hơn.

Ngọc Phó

10:36 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm