Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần biện pháp mạnh tay

Thứ ba, 22/05/2012 - 09:40

(Thanh tra)- Thời gian gần đây, liên tục xảy ra việc người lao động bị bỏ rơi khi đưa sang làm việc ở nước ngoài. Vấn đề này gây lo lắng cho những người có mong muốn xuất khẩu lao động (XKLĐ).

Thực tế, trong thị trường XKLĐ, số doanh nghiệp (DN) hoạt động có tính chuyên nghiệp, có thương hiệu không nhiều, còn lại có qui mô quá nhỏ. Họ huy động số lượng người có nhu cầu XKLĐ qua cò, hoặc tự tìm kiếm bằng các hình thức rao hợp đồng, quảng cáo thị trường… Đó là chưa kể, hiện trong nước còn khá nhiều DN "ma", bán chỉ tiêu, chuyển sang làm môi giới tuyển dụng XKLĐ cho DN khác, bán tư cách pháp nhân cho những đơn vị không có chức năng về XKLĐ.

Bên cạnh đó, nguồn XKLĐ chính là ở nông thôn. Với mong muốn thoát nghèo, người dân sẵn sàng đóng lệ phí cao hơn quy định để được đi nước ngoài nhanh chóng nhằm có thu nhập. Khi ra nước ngoài, nhiều công việc có mức lương không đủ trả nợ ngay nên lao động Việt Nam lại bỏ việc để kiếm việc khác, phá vỡ hợp đồng. Điều này ảnh hưởng đến uy tín, khiến thị trường dần hạn chế nhận lao động Việt Nam.

Chưa hết, việc tìm và phát triển thị trường XKLĐ còn gặp không ít khó khăn do Nhà nước mới chỉ ký những hiệp định khung, hoặc thông báo chung về nhu cầu tiếp nhận lao động của các nước. Còn việc tìm và ký kết hợp đồng cụ thể như số lượng, nơi làm việc, ngành nghề, chế độ, quyền lợi... thì hầu như DN XKLĐ phải tự thân vận động.

Do đó, người lao động muốn XKLĐ rất lo lắng vì dễ rơi vào cảnh bị bỏ chợ khi phía cơ quan chức năng không kiểm soát nổi, còn DN XKLĐ lại quá nhiều. Riêng thị trường Đài Loan (Trung Quốc), tổng cộng 67 DN có giấy phép. Tuy nhiên, các DN này đã thành lập hơn 100 chi nhánh hoặc trung tâm và khoảng 140 cơ sở đào tạo để thực hiện việc tư vấn, tuyển chọn và đào tạo lao động đi làm việc Đài Loan...

Thêm nữa, các DN XKLĐ của nước ta lại rơi vào tình trạng không nắm được nguồn thông tin nên chủ yếu vẫn phải dựa vào trung gian, môi giới và trả chi phí cho môi giới… Điều này dẫn tới hệ quả, nhiều DN chỉ cần đưa được người lao động ra nước ngoài, những vấn đề sau đó thì không quan tâm… Cảnh “đem con bỏ chợ” này cuối cùng người lao động phải gánh chịu.

      Điển hình gần đây là tình trạng đưa người lao động Việt Nam sang Đài Loan làm việc. Mức phí của người lao động Việt Nam trung bình khoảng 5.600 - 6.000 USD, nhưng một số lao động bị thu đến 6.500 - 7.000 USD/người. Phần chênh lệch lên tới hàng nghìn USD cao hơn quy định chính là phần tiền môi giới.

Trước thực trạng này, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa khẳng định: Bộ đặc biệt giám sát chặt về mức phí môi giới và tổng chi phí đưa lao động sang Đài Loan làm việc; quản lý chặt chẽ tất cả DN đưa người XKLĐ, nhằm bảo vệ tốt nhất cho người lao động, cũng như nâng cao hơn nữa uy tín của Việt Nam đối với các thị trường lao động nước ngoài.

Rõ ràng, nếu không mạnh tay xử lý sai phạm của DN trong nước, đặc biệt là sự phối hợp về mặt pháp lý với các nước tiếp nhận lao động, cơ hội để lao động Việt Nam tiếp cận những thị trường thu nhập cao sẽ ngày càng thu hẹp.

Mai Châu

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất