Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí đưa tin về an toàn giao thông

Thứ ba, 14/06/2016 - 16:58

(Thanh tra) - Ngày 14/6, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí đưa tin về an toàn giao thông cho hơn 30 nhà báo đến từ các cơ quan báo chí tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Bắc.

Toàn cảnh lớp bồi dưỡng. Ảnh: Nguyễn Nhuần

Đây là năm thứ 3 liên tiếp WHO phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng báo chí đưa tin về an toàn giao thông.

Đại diện một số phóng viên cơ quan các báo địa phương đã tham gia góp ý thảo luận nhằm nâng cao chất lượng tin, bài; kỹ năng tuyên truyền và các chế tài xử lý vi phạm để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông... 

Tại lớp bồi dưỡng lần này, nhà báo Phạm Trung Tuyến, Phó Giám đốc kênh VOV giao thông (Đài Tiếng nói Việt Nam) đã chia sẻ thông tin về phương pháp phản ánh sự kiện giao thông với phong cách làm tin tường thuật. Các cảnh báo và khuyến nghị rủi ro giao thông theo phong cách điều tra và các góc nhìn về vấn đề giao thông...

Theo ông Nguyễn Phương Nam, đại diện WHO tại Việt Nam, tử vong do tai nạn giao thông (TNGT) toàn cầu năm 2013 khoảng 1,25 triệu người, vượt xa các bệnh khác, đứng thứ 3 sau AIDS, lao. Nguyên nhân đặc biệt xảy ra ở đối tượng trẻ tuổi (15 - 29). Nhóm tuổi này được gia đình cho tự do hơn, tham gia giao thông nhiều hơn, kinh nghiệm xử lý tình huống bất trắc trên đường còn kém. Do đó làm cho họ gặp TNGT nhiều hơn.

Theo ông Nam, mặc dù con số tử vong cao nhưng so với năm 2010, sau rất nhiều nỗ lực thì có vẻ đã kìm chế được tỷ lệ người chết do TNGT. Tỷ lệ năm 2013 với 2010 tương tự nhau. Đặc biệt là TNGT xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp, trung bình.

Ông Trần Hữu Minh, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng, thực trạng TNGT ở Việt Nam giảm thiểu giai đoạn 2001 - 2015. Trong nhiều vụ TNGT thì xác suất TNGT do ô tô gây ra cao hơn nhiều so với xe máy. Số vụ TNGT liên quan đến nam giới chiếm tỷ lệ cao (87%). Thực tế này khẳng định nữ giới điều khiển phương tiện an toàn hơn. 

 

Ảnh minh họa: Internet

Theo thống kê, hiện Việt Nam có xấp xỉ 2,8 triệu ô tô và 25 triệu xe máy. Đây là thách thức trong thời gian tới. Ngoài các giải pháp cơ bản về chính sách, cơ chế, theo các chuyên gia trong ngành, báo chí có vai trò cực lớn trong việc phân tích, phổ biến cho doanh nghiệp,  tổ chức hoặc cá nhân chia sẻ các kinh nghiệm từ các vụ TNGT, nguyên nhân gốc gây tai nạn...

Bàn về ảnh hưởng của uống rượu, bia khi tham gia giao thông, ông Trần Quốc Bảo, Trưởng phòng Kiểm soát bệnh lây nhiễm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện tiêu thụ rượu, bia ở Việt Nam ở mức cao và gia tăng nhanh, đứng thứ 2 ở Đông Nam Á và thứ 10 châu Á. Trong đó, nam giới tiêu thụ rượu bia ở mức cao nhất hơn 27 lít/người/năm. Trong số người uống có 1/4 uống ở mức nguy hiểm. 

Cũng theo Cục Y tế dự phòng, không có mức độ uống rượu bia nào là an toàn. Tác hại của rượu bia chủ yếu là do chất cồn gây ra, vì vậy không phụ thuộc vào loại đồ uống mà phụ thuộc vào lượng uống  và cách thức uống. Do vậy ngành Y tế khuyến cáo tuyệt đối không điều khiển phương tiện cơ giới sau khi uống rượu bia. Sau khi uống không nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc những nơi nguy hiểm. 

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm