Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 02/11/2012 - 06:30
(Thanh tra)- Trước những uẩn khúc của vụ án xô đổ tường với nhiều dấu hiệu một số cán bộ có thẩm quyền ở địa phương, cơ quan tố tụng dồn ép con cháu bà Sửu vào vòng lao lý để phải nhường đất cho ông Toàn, chúng tôi đã đặt lịch làm việc gửi Trưởng Công an huyện Từ Liêm, nhưng vẫn chưa được gặp. Trong khi đó, PV tiếp tục được cung cấp những thông tin cho thấy nhiều uẩn khúc khác liên quan đến vụ việc, cần được thông tin 2 chiều.
Luật sư Nguyễn Hoàng Trung, Đoàn Luật sư TP Hà Nội
>>Kỳ II: Báo trước một vụ án oan
>>Kỳ I: Anh em đưa nhau ra tòa
Sau phán quyết của TAND TP Hà Nội vào tháng 4/2007, 2 bên gia đình cùng về xã chờ giải quyết. Căn nhà ông Toàn đã xây từ năm 2004 vẫn tồn tại ở đó, theo cách nghĩ của gia đình các con bà Sửu là phải giữ nguyên hiện trạng. Thế nhưng, ông Toàn lại gọi người xây lại bức tường rào đã bị đổ trước đó một thời gian. Bà Dung cho biết, khi chị em bà mang đơn đề nghị được can thiệp việc chấm dứt hành vi xây dựng không phép này ra Phòng Một cửa, ông Đức đã nhận. Khi ông Đức đang cầm đọc đơn thì ông Tiến, cán bộ tư pháp xã yêu cầu không được nhận.
Nghĩ đơn giản, mình có của thì phải biết giữ, nên đã xảy ra chuyện Long đạp đổ tường rào vào ngày 10/6/2010.
Sau đó, Công an huyện Từ Liêm lập tức xuất hiện. Rất nhiều người trong gia đình con bà Sửu đã bị gọi hỏi, trong đó chị em bà Dung còn được cán bộ điều tra viên tên T gợi ý: Nên cho đất thì sẽ tránh được chuyện ở tù!
Hai bên mới được xã mời ra hòa giải (về giải quyết tranh chấp chứ không phải vụ đạp đổ tường), nhưng bất thành và vụ việc tiếp tục được đẩy lên huyện Từ Liêm. Sự gò ép, thúc giục của gia đình các con bà Sửu đề nghị được giải quyết đã bị… “tắt ngóm” khi Long bị phát lệnh truy nã và bắt giam sau hơn 2 năm đạp đổ tường.
Được tại ngoại sau 1 tháng 16 ngày bị giam giữ, Long cho chúng tôi biết: “Sau ngày tường đổ, tôi có làm việc với các anh Công an huyện 1 lần. Rồi mọi chuyện cứ thế trôi đi. Bất ngờ hơn 2 năm sau, tôi nhận được điện thoại mời ra uống café ở Cầu Giấy của một cán bộ Công an huyện Từ Liêm để nghe đọc lệnh truy nã rồi bị còng tay ngay tại đây”.
Trong suốt thời gian bị giam giữ, Long chỉ bị gọi đi cung 1 lần với những lời khai đơn giản. Điều tra viên T đề nghị Long viết giấy từ chối luật sư cho êm chuyện. Rồi Long cũng phải chấp nhận viết dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của điều tra viên này. Long khẳng định thêm: “Từ trước tới giờ tôi chưa từng được tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với mình”.
Một người khác trong gia đình các con bà Sửu cũng mới bị khởi tố bị can cùng tội hủy hoại tài sản với Long là Nguyễn Ngọc Vượng (anh con bác ruột của Long). Trình bày với chúng tôi, Vượng cho biết: “Tôi cũng bị điều tra viên tên T hỏi cung, thậm chí người này tự viết lời khai theo ý của mình, vu cho cậu ruột tôi là ông Nguyễn Văn Kính đứng chủ vụ mưu đạp đổ tường, rồi bắt ký”…
Những thông tin trên cho thấy nhiều uẩn khúc của một vụ án dân sự đã bị hình sự hóa.
Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Hoàng Trung, Đoàn Luật sư TP Hà Nội về một số tình huống trong vụ việc này.
+ Luật sư có thể cho biết Sổ dã ngoại là loại sổ gì? Việc UBND xã Đại Mỗ căn cứ vào dữ liệu của cuốn sổ này để khẳng định phần đất nông nghiệp của bà Sửu và các con ruột là đất thổ cư, thuộc sở hữu hợp pháp của ông Hưng và đã xây dựng trước 15/10/1993 để cung cấp cho các cơ quan chức năng là đúng hay sai?
- Theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sổ dã ngoại là loại sổ lập theo hướng dẫn của Tổng cục Quản lý ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) trong quá trình thực hiện Chỉ thị 299-TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước. Sổ này được lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ giải thửa hoặc bản đồ địa chính (trước khi tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất (QSDĐ) để thể hiện các thông tin điều tra, đo đạc ban đầu về hiện trạng SDĐ như số liệu thửa đất, tên người đang SDĐ, diện tích, loại đất. Việc lập sổ này để phục vụ cho việc tổ chức kê khai đăng ký QSDĐ mà không phải là sổ ghi kết quả đăng ký QSDĐ. Do đó, sổ này không được coi là một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai.
Như vậy, việc UBND xã Đại Mỗ căn cứ giấy tờ không được coi là một trong các loại giấy tờ về QSDĐ để cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng là không đúng pháp luật, nội dung cung cấp là không có cơ sở pháp lý.
+ Qua xác minh, toà án kết luận: Phần đất tranh chấp là đất nông nghiệp được hợp tác xã chia cho bà Sửu và các con ruột. Kết quả tìm hiểu của chúng tôi với các nhân chứng cũng trùng khớp với nhận định của toà. Vậy, việc xác nhận trên của UBND xã Đại Mỗ có phải là hành vi làm sai lệch hồ sơ, chứng cứ (xác nhận này cho cơ quan cảnh sát điều tra làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự)? Theo quy định của pháp luật, hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào?
- Việc xác nhận sai sự thật về QSDĐ của UBND xã Đại Mỗ sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 141 Luật Đất đai là tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp xác định được cá nhân người ký văn bản xác nhận có động cơ mục đích vụ lợi hoặc mục đích cá nhân khác sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 284 Bộ luật Hình sự (tội giả mạo trong công tác).
+ Khi làm việc với Báo Thanh tra, Trưởng Công an xã Đại Mỗ khẳng định: Bị can Long không hề trốn khỏi nơi cư trú và Công an xã cũng không biết gì về lệnh truy nã của Cơ quan Cảnh sát điều tra. Vậy, việc phát lệnh truy nã, không công bố lệnh truy nã với công an địa phương cũng như gia đình bị can có đúng pháp luật? Nếu trái luật, các cán bộ công an có liên quan, cơ quan viện kiểm sát sẽ chịu trách nhiệm gì?
- Theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Bộ luật Tố tụng Hình sự thì bị can sẽ bị truy nã nếu bỏ trốn khi có giấy triệu tập của cơ quan điều tra. Trong trường hợp này nếu chính quyền địa phương xác nhận bị can không hề bỏ trốn thì việc ra quyết định truy nã là không có căn cứ, không đúng pháp luật.
Nếu có căn cứ xác định điều tra viên có hành vi sai phạm, trái pháp luật thì thủ trưởng cơ quan điều tra có trách nhiệm xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Tố tụng Hình sự.
+ Trong trường hợp này, khi phát hiện các sai phạm trong việc xác nhận sai thực tế của UBND xã Đại Mỗ, cũng như cơ quan công an, viện kiểm sát vi phạm quy trình tố tụng, cơ quan nào sẽ có chức năng xử lý và phải xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Khi phát hiện sai phạm của UBND xã Đại Mỗ, người bị thiệt hại có quyền đề nghị Thanh tra huyện Từ Liêm xác minh làm rõ sai phạm.
Đối với các sai phạm của cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án) nếu thực hiện các hành vi tố tụng oan sai, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định tại Điều 30, 31 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Cơ quan có chức năng xử lý chính là cơ quan có cán bộ thực hiện các hành vi tố tụng trái pháp luật.
Thế Lữ - Thái Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang yêu cầu, từ ngày 15/12/2024 đến ngày 14/2/2025, mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Nam Dũng
18:32 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 12/12, Công an quận Tân Phú (TP Hồ Chí Minh) vừa phát đi thông tin khuyến cáo người dân không nên tin lời mời đầu tư lợi nhuận khủng, sau vụ Phó Đức Nam (còn gọi TikToker Mr Pips, 30 tuổi, quê Bà Rịa - Vũng Tàu) lừa đảo hơn 5.200 tỷ đồng khiến hàng nghìn người dân bị mất trắng tài sản.
TK
13:56 12/12/2024Văn Thanh
12:35 12/12/2024Trần Lê
20:21 11/12/2024Trung Hà
15:34 11/12/2024Văn Thanh
14:45 11/12/2024Thu Huyền
Trọng Tài
Thu Huyền
Cảnh Nhật
Lâm Ánh
Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải
T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành