Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 11/05/2013 - 21:04
(Thanh tra) - Chủ nợ kiện con nợ đòi tiền. Con nợ cho rằng đã trả vượt số tiền nợ, yêu cầu chủ nợ trả lại số tiền dư. Chủ nợ bị trở thành con nợ. Chuyện thật như đùa xảy ra ở huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk…
Từ chuyện khất nợ…
Cùng trú tại thị trấn Phước An, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk - là bạn bè làm ăn với nhau, ngày 21/01/2008, vợ chồng ông Trần Văn Thảo, bà Nguyễn Thị Hoa thỏa thuận với vợ chồng bà Nguyễn Thị Bẩy và ông Vũ Văn Thông mua 25 tấn cà phê nhân xô theo giá thị trường lúc bấy giờ là 30.000 đồng/kg. Ông Thảo đã giao đủ số tiền mua cà phê là 750 triệu đồng cho vợ chồng bà Bẩy. Sau khi nhận tiền, vợ chồng bà Bẩy hẹn đến ngày 18/12/2008 sẽ giao đủ số cà phê.
Quá thời hạn giao hàng theo thỏa thuận, vợ chồng bà Bẩy vẫn chưa giao hàng. Ông Thảo, bà Hoa “năm lần bảy lượt” hối thúc nhưng vợ chồng bà Bẩy “nay lý do này mai lý do khác” không giao bất kỳ lượng cà phê nào. Lúc này, giá cà phê tăng lên 40 ngàn đồng/kg. Vợ chồng bà Bẩy vẫn chưa có cà phê giao. Đến ngày 04/3/2008, vợ chồng bà Bẩy đến gặp ông Thảo, bà Hoa thương lượng và chốt giá 40 ngàn đồng/kg cà phê. Quy ra thành tiền thì vợ chồng bà Bẩy nợ ông Thảo, bà Hoa là 1 tỷ đồng.
Ngày 13/12/2009, bà Bẩy viết giấy nợ 1 tỷ đồng và hẹn đến ngày 30/02/2010 sẽ trả đủ số tiền. Tuy nhiên, sau nhiều lần bị vợ chồng ông Thảo thúc giục, vợ chồng bà Bẩy chỉ trả cho ông Thảo, bà Hoa tổng cộng 375 triệu đồng. Còn lại 625 triệu đồng bà Bẩy đưa ra nhiều lý do để khất nợ.
Bức xúc, ông Thảo đã nộp đơn khởi kiện bà Bẩy ra TAND huyện Krông Pắk, yêu cầu bà Bẩy phải thanh toán số tiền 625 triệu đồng còn nợ. Tuy nhiên, bà Bẩy đã phản tố và trưng ra 22 chứng từ, khẳng định rằng, bà đã thanh toán cho bà Hoa tổng số tiền là 1,502 tỷ đồng, thừa 502 triệu nên yêu cầu vợ chồng ông Thảo, bà Hoa phải trả lại cho bà số tiền thừa (!?).
Giải thích về số tiền thừa này, ông Thảo cho biết, trước khi thỏa thuận mua bán 25 tấn cà phê nhân xô ngày 21/01/2008, vợ chồng ông có cho vợ chồng bà Bẩy vay 1,195 tỷ đồng vào ngày 31/12/2007. Và, 20 trong số 22 chứng từ bà Bẩy trưng ra là khoản tiền vợ chồng bà Bẩy thanh toán cho khoảng vay này, không liên quan gì đến khoản tiền 1 tỷ đồng mà bà Bẩy không giao 25.000 kg cà phê như đã cam kết. Chỉ có 2 chứng từ lập ngày 01/01/2011 và ngày 25/3/2011 với tổng số tiền là 375 triệu đồng là chứng từ thể hiện thanh toán khoản nợ của việc mua bán 25.000 kg cà phê nhân xô.
Qua xem xét 22 chứng từ, TAND huyện Krông Pắk nhận thấy chỉ có chứng từ viết ngày 01/01/2011 và chứng từ viết ngày 25/3/2011 là trùng khớp và phù hợp với thời gian bà Bẩy trả cho vợ chồng ông Thảo, bà Hoa 100 triệu và 275 triệu đồng. Với 20 chứng từ còn lại, không hề liên quan đến nghĩa vụ trả nợ trong việc mua bán 25.000 kg cà phê nhân xô giữa các bên. Vì vậy, HĐXX cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bà Bẩy phải thanh toán cho ông Thảo, Hoa số tiền hơn 866 triệu đồng là nợ gốc và tiền lãi phát sinh. Bác yêu cầu phản tố của bà Bẩy đòi lại 502 triệu đồng.
… Đến giả mạo chứng từ
Không đồng ý, bà Bẩy kháng cáo. Tại phiên tòa phúc thẩm, bà Bẩy cung cấp cho Tòa 1 giấy xác nhận nợ đánh máy vi tính, có chữ ký của bà Hoa. Ông Thảo nhận thấy đây là chữ ký giả mạo nên đã đề nghị trưng cầu giám định. Tại Bản kết luận giám định số 481/PC54 ngày 08/9/2012 của Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh Đắk Lắk ký kết luận: “Chữ ký dưới mục người xác nhận trong giấy xác nhận nợ đề ngày 28/02/2008 trên tài liệu cần giám định - ký hiệu A1 - với chữ ký đứng tên Nguyễn Thị Hoa trên các tài liệu mẫu so sánh - ký hiệu M1, M2, M3, M4, M5, M6, M7 là không phải do cùng một người ký ra”.
Ngỡ rằng, sự việc sẽ kết thúc. Bà Bẩy phải trả cho vợ chồng ông Thảo, bà Hoa 625 triệu đồng còn lại. Nhưng không, đến ngày 19/9/2012, bà Bẩy nộp cho Tòa án cấp phúc thẩm một chứng cứ nữa. Đó là giấy xác nhận nợ in vi tính, do bà Nguyễn Thị Hoa ký ngày 21/01/2008, nội dung: “Tôi là Nguyễn Thị Hoa xác nhận ngày 21/01/2008, chị Bẩy Thông đã trả đủ 1.195.000.000 đồng”. Lần này, bà Hoa xác nhận là… chữ ký thật!
Theo lý giải của bà Hoa, trong suốt quá trình làm ăn với bà Bẩy, mọi chứng từ vay mượn bà đều viết tay. Nhà bà không có máy vi tính, hai vợ chồng bà cũng không biết sử dụng máy tính nhưng tờ xác nhận nợ này lại đánh máy vi tính. Bà Hoa nhớ lại trong thời gian vụ án giải quyết ở cấp sơ thẩm. Tòa có mời bà lên để bổ túc lời khai, chứng cứ. Khi đó, một thư ký của Tòa đã đưa cho bà một tờ giấy trắng, bảo ký và viết họ, tên vào để đối chiếu với những chữ ký lưu trong hồ sơ. Bà đã thực hiện đúng như yêu cầu.
Vậy thì tờ giấy mà bà Hoa ký khống, có phải đã được dùng để đánh thêm vào những dòng chữ nhằm biến bà Hoa từ chủ nợ thành con nợ hay không? Vấn đề này sẽ được Cơ quan Công an tỉnh Đắk Lắk làm rõ. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm, bằng tờ giấy xác nhận nợ ấy, Tòa án cấp phúc thẩm xác định bà Bẩy đã trả dư cho bà Hoa 502 triệu đồng. Theo đó, vợ chồng ông Thảo, bà Hoa phải trả ngược cho vợ chồng bà Bẩy 502 triệu đồng mà bà Bẩy đã trả vượt quá số tiền 1 tỷ đồng từ việc mua 25.000 kg cà phê. Ông Thảo búc xúc: “Tiền nợ 625 triệu đồng bà Bẩy chưa trả. Nay Tòa tuyên vợ chồng tôi phải trả ngược lại cho bà Bẩy 502 triệu đồng. Đúng là thiệt đơn đến thiệt kép!”.
Như vậy, từ chủ nợ, ông Thảo, bà Hoa bỗng dưng bị biến thành con nợ. Bức xúc trước sự thay đổi lạ lùng ấy, một mặt ông Thảo, bà Hoa gửi đơn đến Công an tỉnh Đắk Lắk, tố cáo hành vi giả mạo tài liệu, cung cấp chứng cứ giả, xâm phạm đến hoạt động tư pháp. Đồng thời, ông Thảo làm đơn đề nghị giám đốc thẩm vụ án này. Hiện hồ sơ vụ án đã được chuyển cho VKSNDTC xem xét, giải quyết theo qui định pháp luật.
Trong bài viết này, chúng tôi không bàn về nội dung vụ án. Điều mà chúng tôi muốn phản ánh chuyện “tréo ngoe” trong vụ án đòi nợ này. Chủ nợ kiện đòi nợ bị biến thành con nợ. Tất cả xuất phát từ giấy xác nhận ngày 21/01/2008 mà bà Hoa cho rằng chữ ký khống. Xung quanh vấn đề này, thiết nghĩ, các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng làm sáng tỏ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự.
Mai Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 11/12, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức họp báo thông tin về việc cưỡng chế thi hành án đối với Công ty TNHH Tây Đô (Cty Tây Đô) có địa chỉ ở số 49 Hạc Thành, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa. Cty Tây Đô là chủ đầu tư dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hóa tại Khu đô thị mới Đông Hương, TP Thanh Hóa.
Trần Lê
20:21 11/12/2024(Thanh tra) - Cho rằng người khác trồng ngô chặn lối mòn mình thường đi, người phụ nữ 55 tuổi ở Cao Bằng đã dùng tay nhổ 25 cây ngô và bị khởi tố về tội “Huỷ hoại tài sản”.
Trung Hà
15:34 11/12/2024Văn Thanh
14:45 11/12/2024Trần Quý
13:02 11/12/2024TK
13:26 10/12/2024PV
11:33 10/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang