Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoàng Nam
Thứ năm, 05/06/2025 - 20:19
(Thanh tra) - Với phương châm “Kỷ cương, liêm chính, chuyên nghiệp, chất lượng, hội nhập”, nhiệm kỳ 2020 - 2025 là giai đoạn ghi dấu nhiều đổi mới, đột phá của Đảng bộ Kiểm toán nhà nước (KTNN) trong công tác xây dựng Đảng, qua đó, tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng trong mọi hoạt động của ngành Kiểm toán.
Bà Hà Thị Mỹ Dung, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước.Ảnh: SAV
Theo bà Hà Thị Mỹ Dung, Phó Tổng KTNN, trong suốt chặng đường phát triển của KTNN, công tác xây dựng Đảng luôn được xác định là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa chiến lược lâu dài, là yếu tố quyết định sự thành công trong việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị và chuyên môn.
Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng
Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng luôn được Đảng ủy KTNN xác định là nhiệm vụ hàng đầu nhằm bồi đắp nền tảng tư tưởng vững chắc cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trong nhiệm kỳ, Đảng ủy tổ chức 35 hội nghị quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương với 13 điểm cầu với gần 22.000 lượt cán bộ, đảng viên tham dự; xây dựng và ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo để triển khai thực hiện trong toàn Đảng bộ, nhất là về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó, đã có sự chuyển biến rõ rệt, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng lãng phí, tiêu cực bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong Đảng bộ KTNN.
Nâng cao năng lực lãnh đạo và chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên
Ngay sau khi Đảng ủy Quốc hội ban hành Quyết định số 15-QĐ/ĐUQH ngày 27/02/2025 thành lập Đảng bộ KTNN, Đảng ủy đã tổ chức Hội nghị BCH, Ban Thường vụ (BTV) Đảng ủy lần thứ nhất, xây dựng Quy chế làm việc, Chương trình làm việc của BTV, Đảng ủy, phân công nhiệm vụ cho Ủy viên BTV, Ủy viên BCH, kịp thời ban hành Quyết định thành lập, chỉ định nhân sự của cấp ủy 32 đảng bộ, chi bộ trực thuộc và 4 cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của Đảng ủy. Việc thành lập chi bộ đảng sinh hoạt tạm thời đối với đoàn kiểm toán được đảm bảo, trong nhiệm kỳ Đảng ủy đã thành lập 525 chi bộ đảng sinh hoạt tạm thời đối với đoàn kiểm toán, qua đó tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động kiểm toán. Ngoài ra, Đảng ủy KTNN cũng đã tiến hành sắp xếp, tinh gọn bộ máy, giảm 12 đơn vị cấp phòng của các đơn vị trực thuộc và tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy cấp vụ.
Công tác quy hoạch, kiện toàn nhân sự cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) các cấp được thực hiện đúng quy trình, công khai, minh bạch; công tác đánh giá chất lượng tổ chức đảng và đảng viên được thực hiện nền nếp, khách quan, lấy hiệu quả công việc, phẩm chất, ý thức trách nhiệm làm thước đo đánh giá. Công tác kết nạp đảng viên được thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình; chất lượng đảng viên mới ngày càng được nâng lên. Trong nhiệm kỳ, Đảng bộ đã kết nạp 287 đảng viên mới, chuyển chính thức cho 291 đồng chí, nâng tổng số đảng viên lên 1.726 người, chiếm 81% tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn Ngành.
Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2020-2025 theo quyết định số 17-QĐNS/ĐUQH ngày 27/2/2025 về việc chỉ định tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2020-2025, tháng 3/2025. Ảnh: SAV
Trong nhiệm kỳ, KTNN cũng đã hoàn thiện danh mục vị trí việc làm, tuyển dụng 194 công chức, viên chức, trong đó có 20 công chức tuyển dụng theo chính sách thu hút nhân tài; thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp giai đoạn 2021 - 2026 và giai đoạn 2026 - 2031 theo quy định; rà soát, điều động, luân chuyển thường xuyên hàng năm 377 lượt công chức, viên chức giữa các đơn vị trực thuộc; chuyển đổi vị trí 1.018 lượt công chức, viên chức trong nội bộ các đơn vị, biệt phái 6 công chức để tăng cường cho các đơn vị khó khăn trong công tác tuyển dụng; thực hiên nghiêm quy định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng; công tác đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá công chức, viên chức gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác kiểm toán được thực hiện công tâm, khách quan, đúng quy định, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KTNN nói chung và chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nói riêng.
Chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng ủy đã ban hành 4 nghị quyết chuyên đề toàn khóa để định hướng và tổ chức thực hiện, là cơ sở quan trọng để Đảng bộ hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ chính trị của Ngành, đã giúp củng cố hành lang pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật được hoàn chỉnh, các quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực kiểm toán được bổ sung, hoàn thiện, cơ chế phối hợp giữa KTNN và các cơ quan hữu quan được tăng cường, bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động kiểm toán.
Kết quả từ việc triển khai đồng bộ các nghị quyết trên đã mang lại những thành tựu nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành. Trong nhiệm kỳ, KTNN đã thực hiện hơn 800 cuộc kiểm toán; kiến nghị xử lý tài chính 281.808 tỷ đồng; kiến nghị sửa đổi, bổ sung 1.048 văn bản pháp luật; chuyển 17 vụ việc có dấu hiệu vi phạm sang cơ quan điều tra. Hoạt động kiểm toán ngày càng đi vào chiều sâu, chú trọng lĩnh vực quản lý ngân sách, đầu tư công, quản lý tài sản công và các lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm. Đặc biệt, lần đầu tiên Tổng Kiểm toán nhà nước tham gia trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội, khẳng định vị thế, vai trò ngày càng quan trọng của KTNN trong hệ thống chính trị và nền tài chính quốc gia.
Đổi mới, nâng cao chất lượng lãnh đạo đối với các tổ chức đoàn thể
Công đoàn KTNN đã triển khai hiệu quả các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, với tổng số tiền hỗ trợ hơn 3 tỷ đồng, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, nhiều phong trào thi đua sôi nổi. Đoàn Thanh niên KTNN luôn thể hiện được vai trò xung kích trong mọi nhiệm vụ, đặc biệt tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học và đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong hoạt động kiểm toán, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển KTNN. Hội Cựu chiến binh KTNN tổ chức các hoạt động “Về nguồn” thiết thực, ý nghĩa nhằm khích lệ, động viên hội viên thêm yêu nghề, yêu ngành và gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động.
Ban Nữ công, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ KTNN thường xuyên thi đua động viên cán bộ nữ khắc phục khó khăn; phát động phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Nhiều cán bộ nữ được tín nhiệm, được giới thiệu, đưa vào quy hoạch và được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý.
Bước sang nhiệm kỳ 2025 - 2030, trong bối cảnh toàn Đảng tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đổi mới công tác xây dựng, thi hành pháp luật, phát triển trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn..., Đảng ủy KTNN xác định sự quyết tâm, đồng sức, đồng lòng của toàn Đảng bộ KTNN để đáp ứng được yêu cầu, vai trò của KTNN theo kỳ vọng của Đảng, Nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia kỷ luật, kỷ cương, minh bạch, bền vững. Do đó, tập thể Đảng ủy và toàn thể đảng viên phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tập trung xây dựng Đảng bộ KTNN trong sạch vững mạnh, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ KTNN khoá VIII, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV của Đảng./.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo ông Trần Tiến Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng có 13 nội dung, nhóm nội dung mới. Trong đó, công tác giám sát, nhất là giám sát thường xuyên được coi trọng và xác định là trọng tâm của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp trong giai đoạn này.
Minh Nguyệt
(Thanh tra) - Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, vấn đề quan trọng nhất của cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta đang triển khai thực hiện là việc chuyển đổi trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ. Đây là vấn đề không chỉ người dân mong đợi mà các quốc gia, các tổ chức quốc tế rất quan tâm.
Minh Nguyệt
Minh Nguyệt
T. Minh
Nam Dũng
Trần Kiên
Diệu Linh
Trần Quý
Trần Quý
Chính Bình
Minh Nguyệt
T. Minh
Chính Bình
Trần Kiên
Minh Nguyệt
Trần Kiên
Minh Nguyệt