Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Biểu tượng về đạo đức cách mạng

(Theo Vietnam+)

Chủ nhật, 10/05/2020 - 10:29

Với mỗi chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng ngời sáng về đạo đức cách mạng, tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp, quyết định mở Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ, tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, cuối năm 1953. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức cách mạng thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.” (Chủ tịch Hồ Chí Minh)

Người đã để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu, đó là thời đại Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và đặc biệt là đạo đức Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập, rèn luyện và phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam từng nhấn mạnh: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan, phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.”

Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức cách mạng thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.” (2)

Để làm tròn nhiệm vụ đó, người cách mạng nói chung, đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng phải luôn nỗ lực phấn đấu, thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng, bởi vì: “Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng có thể khái quát thành bốn nội dung cơ bản là: Trung với nước, hiếu với dân; Yêu thương con người; Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng. Tựu trung lại: “Đạo đức cách mạng là quyết tấm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc. Ra sức học tập chủ nghĩa Marx-Lenin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ.” (3)

Ngay từ những ngày chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ yêu cầu về phẩm chất đạo đức và năng lực của người cán bộ cách mạng, bao gồm 23 điều răn: “Tự mình phải: Cần kiệm. Hoà mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng ham muốn về vật chất. Bí mật. Đối người phải: Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người. Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể.” (4)

Sau đó, ở trong những thời điểm khác nhau, Người nói nhiều về các phẩm chất đạo đức, song nhấn mạnh đạo đức cách mạng biểu hiện cụ thể ở những phẩm chất: trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng…

Cùng với đạo đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu người cách mạng phải có tài. Bởi theo Người, có đức mà không có tài thì vô dụng, nhưng nếu có tài mà không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy, người cán bộ, đảng viên cũng không quy tụ, lãnh đạo được nhân dân.

Do đó, đạo đức phải gắn liền với năng lực; với việc trau dồi năng lực chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ... Mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tự mình rèn luyện đạo đức, hoàn thiện bản thân để quy tụ và hấp dẫn được quần chúng; từ đó, lãnh đạo, tổ chức quần chúng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Đối với dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng ngời sáng về đạo đức cách mạng, tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh nước nhà bị xâm lược, nhân dân phải chịu cảnh lầm than, 21 tuổi, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Ba mươi năm bôn ba nước ngoài với biết bao phong ba, bão táp cũng không ngăn nổi, không làm chùn ý chí của Người. Người luôn bền chí, quyết tâm vượt qua, để hướng tới một mục đích cao cả: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu.” (5)

Sau khi trở về Tổ quốc, rồi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, với những chủ trương sáng suốt và những quyết sách kịp thời, sáng tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, xây dựng tổ chức, lực lượng và tiến hành thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám lịch sử. Và suốt mấy chục năm sau đó, cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cả cuộc đời mình để đấu tranh giành độc lập, thống nhất cho đất nước, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân.

Nếu như yêu nước thương dân là lẽ sống, là ngọn nguồn, động lực và đích đến của mọi hoạt động cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh, thì “cần kiệm liêm chính” lại là những phẩm chất căn bản, cốt lõi tạo nên tính cách, thói quen của Người.

Người đã thực hành triệt để tất cả những quan niệm đạo đức mình đưa ra, thậm chí Người còn làm nhiều hơn, tốt hơn những gì Người nói.

Về “cần,” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lao động, học tập, nghiên cứu không biết mệt mỏi để tìm ra con đường cứu nước; rồi cùng với Đảng lên kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo nhân dân làm cách mạng thành công.

Về “kiệm,” Người chính là tấm gương điển hình hiếm có về tính giản dị, thanh bạch. Dù là lãnh tụ của cả một quốc gia, nhưng Người luôn giản dị hết mức, từ ăn, mặc (đôi dép cao su, bộ ka ki màu vàng với đôi giày vải); đến ở (lúc ở chiến khu thì ở chung với cán bộ, nhân viên, về Hà Nội ở nhà của người thợ điện, sau này ở trong nhà sàn đơn sơ với vài vật dụng cá nhân tối cần thiết).

Ngay cả trong công việc Người cũng luôn đề cao tính tiết kiệm, “khi không nên xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu”… Về “liêm,” sự thanh liêm của Người đã được thể hiện rõ nét qua từng lời nói, hành động. Không những không bao giờ có ý nghĩ tư lợi cá nhân, Người còn luôn trăn trở, nghĩ cách làm sao để dân mình có cuộc sống tốt hơn, làm sao để “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.”

Về “chính,” Người luôn khiêm tốn, kính trên nhường dưới, yêu thương, quan tâm đến mọi tầng lớp trong xã hội, nhất là những người nghèo khổ. Đặc biệt, Người luôn đặt lợi ích của dân tộc lên trước hết, và đã hy sinh cả cuộc đời để mang lại nền độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân.

Bằng cả cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, về cần, kiệm, liêm, chính cho mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng noi theo.

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, trong hơn 90 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng ta, đại bộ phận cán bộ, đảng viên phát huy được phẩm chất, đạo đức cách mạng.

Đa số cán bộ, đảng viên luôn trau dồi và giữ được phẩm chất, đạo đức cách mạng, yêu nước, yêu dân, chí công, vô tư, gương mẫu, có lối sống trong sạch, lành mạnh. Tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên vững vàng trước những biến động trong nước và thế giới, hăng hái đi đầu trong công cuộc đổi mới, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Bằng cả cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, về cần, kiệm, liêm, chính cho mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng noi theo.

Đặc biệt, nhiều cán bộ, đảng viên hoạt động trong các môi trường phức tạp, điều kiện khó khăn đã năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước dân, trước Đảng, mạnh dạn tìm tòi, thử nghiệm nhiều cách làm mới, đạt hiệu quả cao, được quần chúng tin yêu, ca ngợi, góp phần nâng cao uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới.

Đại bộ phận cán bộ, đảng viên có ý thức tổ chức kỷ luật cao, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước, những quy định của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Một số cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở, ngăn trở sự nghiệp của Đảng, ngăn trở bước tiến của cách mạng, thậm chí gây ra những tổn thất lớn cho sự nghiệp cách mạng.

Để đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự thấm nhuần và rèn luyện đạo đức cách mạng hiệu quả, thiết thực, trong những năm qua, cấp ủy các cấp đã và đang triển khai sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” trong nội bộ.”

Đồng thời ban hành các quy định nhằm rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên, như Quy định 47-QĐ/TW “Về những điều đảng viên không được làm,” Quy định 101-QÐ/TW “Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp,” Quy định 124-QĐ/TW về “Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện, đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên,” Quy định 109-QĐ/TW về “Công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên” và gần đây nhất là Quy định 08-QĐ/TW về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.”

Tại mỗi tổ chức cơ sở đảng, bằng cách gắn thực hành đạo đức cách mạng với phòng chống, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đã nâng cao được nhận thức và hành động cho mỗi cán bộ, đảng viên, phát huy tích cực, đẩy lùi tiêu cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu; góp phần quan trọng xây dựng Đảng thật sự trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

Rèn luyện đạo đức cách mạng là việc phải làm thường xuyên, liên tục, suốt đời; là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu để phòng, chống và đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân.

Vì vậy, việc rèn luyện đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên phải được tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi. Quá trình rèn luyện đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong mọi mối quan hệ với tổ chức và cá nhân; và phải được giám sát bởi cấp ủy, bởi nhân dân trên tinh thần: dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng.

Mỗi cán bộ, đảng viên cần không ngừng tu dưỡng đạo đức bằng những hành động cụ thể trong đời sống hàng ngày và khi thực thi nhiệm vụ. Đồng thời, phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu nói riêng trong mọi lĩnh vực công tác và cuộc sống đời thường để làm mẫu mực cho quần chúng.

Đặc biệt, trước thềm Đại hội XIII của Đảng, khi chúng ta đang đứng trước thời điểm lựa chọn những người vừa có đức, vừa có tài để đảm nhận những trọng trách lãnh đạo đất nước, hơn bao giờ hết, mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, để “xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”./.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Chuẩn bị “từ sớm”, “từ xa” các phương án tiếp công dân để phục vụ Đại hội Đảng các cấp

Chuẩn bị “từ sớm”, “từ xa” các phương án tiếp công dân để phục vụ Đại hội Đảng các cấp

(Thanh tra) - Trong thời gian qua, các địa phương tập trung giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo (KNTC) phức tạp, kéo dài, không để phát sinh “điểm nóng”; đồng thời, triển khai các kế hoạch tiếp công dân (TCD) nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV.

Thái Hải

08:00 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm