Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cá trắm và ngộ độc mật cá trắm

Thứ năm, 10/09/2015 - 15:14

(Thanh tra) - Cá trắm là loại cá nước ngọt lớn, một nguồn chất đạm động vật quan trọng của nhân dân ta. Đây là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, có thể chế biến nhiều món ăn ngon, phổ biến là các món kho, rán, xốt cà chua, nấu canh, nấu giấm, nấu cháo… để phục vụ bữa ăn hàng ngày.

Thịt cá trắm rất giàu chất dinh dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon.

Cá trắm, giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh...

Nước ta có hai loại cá trắm: cá trắm đen có màu xanh đen (tên khoa học là Mylopharyngodon piceus) và cá trắm trắng, còn được gọi là cá trắm cỏ (tên khoa học là Ctenopharyngodon idella). Cả hai loại cá trắm này đều được nhân dân ta dùng làm thực phẩm và làm thuốc.

Một số món ăn,bài thuốc chữa bệnh thường dùng:

Chữa cơ thể suy nhược, mất sức, chóng mặt :Cá trắm đen 500g, 3 lát gừng và lượng gạo vừa đủ nấu cháo ăn hằng ngày.

Chữa tỳ vị hư nhược, hay đau bụng lâm râm, biếng ăn :Lấy một con cá trắm đen khoảng 500g, đảng sâm 9g, thảo quả 1g, trần bì, quế bì mỗi vị 1g, gừng khô 3g, hồ tiêu 5 hạt, hành, muối vừa đủ. Tất cả đem nấu chín, ăn thịt cá, uống nước canh, bỏ bã thuốc.

Nâng sức đề kháng, phòng chống cúm :Cá trắm đen khoảng 1kg, bỏ vây, ruột, rửa sạch, khía rãnh hai bên thân cá, để lên đĩa hấp gần chín cho gừng tươi, hành, rượu, mì chính vào, chưng tiếp cho chín làm món ăn.

Phụ nữ bị bệnh lâu ngày, cơ thể suy yếu, kinh nguyệt không đều:Thịt cá trắm đen 150g lấy dao dần nát; thêm ít thịt gà, bột tiêu, rượu, muối, hành, gừng. Lấy đũa khuấy đều, cho cá vào giã nhuyễn làm thành nhân vằn thắn. Lấy xương đùi lợn rửa sạch, đập nát, ninh lấy nước rồi cho 6g đông trùng hạ thảo vào túi ninh, khi chín nhừ cho vằn thắn vào nấu lại thật chín để ăn.

Chữa cơ thể suy nhược sau khi ốm dậy:Cá trắm trắng 250g, hoàng kỳ 25g, đương quy 12g. Nấu canh ăn cá, uống nước canh, bỏ bã thuốc.

Chữa bị cảm gió lạnh, đau đầu, ngạt mũi, đau mình mẩy:Thịt cá trắm trắng 150g, gừng tươi 25g, rượu gạo 100g, nước nửa bát. Nấu nước sôi rồi cho cá, gừng, rượu, hầm 30 phút, cho gia vị vào, ăn nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.

Về thành phần dinh dưỡng, trong 100g thịt cá trắm có trung bình 19,5g protein, 5,2g lipid, rất giầu chất khoáng (canxi, photpho, sắt…) và các loại vitamin, nhất là vitamin nhóm B (B1, B2, PP…). Chất protein của cá trắm thuộc loại đạm quý, gồm nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể như lysine, tyrosine, tryptophane, cystine, histidine, arginine, methionine… Các chất béo của cá gồm chủ yếu là triglycerit và các axit béo khác nhau, trong đó đến 90% là axit béo chưa no có hoạt tính sinh học (oleic, linoleic, arachidonic…).

Ngoài giá trị ăn uống, cá trắm còn được nhân dân ta dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Theo Đông y, thịt cá trắm đen vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ thận khí, mạnh tỳ dưỡng vị, bình can, sáng mắt, hoá thấp, khử phong, lợi thuỷ, rất thích hợp với những người tỳ vị hư nhược, mất sức, phù nề, viêm gan, thận, tê thấp. Còn cá trắm trắng có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ tỳ, ấm vị, bổ khí huyết, thích hợp với người tỳ vị hư hàn, biếng ăn, gầy yếu, mệt mỏi…

...nhưng phải cảnh giác, mật cá trắm rất độc, chết người

Trong mật cả hai loại cá trắm đen và trắng đều có chất độc, nếu ăn phải có thể bị ngộ độc nguy hiểm. Trong thực tế đã có nhiều vụ ngộ độc mật cá trắm xảy ra, chủ yếu do dùng mật cá trắm chữa bệnh.

Không biết từ thời nào bà con ta vẫn truyền nhau một bài thuốc không thấy sách thuốc nào nói đến: Đau bụng, đau lưng uống mật cá trắm sẽ khỏi; hen xuyễn, ho kinh niên uống mật cá trắm sẽ hết bệnh; người ốm yếu, suy nhược uống mật cá trắm sẽ khoẻ, v.v… mật cá trắm cứ như là một “tiên dược” có thể chữa khỏi bách bệnh vậy. Thế nhưng đã có nhiều người tin và làm theo, hàng năm các bệnh viện vẫn nhận được các trường hợp cấp cứu do ngộ độc mật cá trắm. Có người nuốt cả cái mật, có người nuốt mật kèm một chén rượu, có người hòa mật với rượu uống. Dù uống cách nào cũng có thể dẫn đến ngộ độc chết người.

Mật cá trắm có chứa steroit, khi đưa vào cơ thể sẽ rất nguy hiểm đối với thận và gan. Ảnh: nguồn internet

Uống mật cá trắm vô cùng nguy hiểm. Qua phân tích người ta thấy trong mật cá trắm có muối mật, bilirubin, cholesterol, các axit béo, muối khoáng và quan trọng nhất là nhóm steroit. Uống mật cá trắm là đã đưa vào cơ thể một lượng lớn steroit gây rối loạn chuyển hoá các bộ phận của cơ thể và gây độc, đặc biệt đối với thận và gan.

Thường người bị nhiễm độc mật cá trắm chết do suy thận cấp. Bệnh xẩy ra nặng hay nhẹ tuỳ theo người uống khoẻ hay yếu, uống cái mật to hay nhỏ. Sau khi uống mật cá trắm 2 – 3 giờ, các triệu chứng ngộ độc bắt đầu xuất hiện. Trường hợp nhẹ bệnh nhân bị đau bụng, nôn, đại tiện lỏng, nhưng tiểu tiện vẫn bình thường. Trường hợp nặng, bệnh nhân đau bụng dữ dội, nôn thốc tháo và tiêu chảy rất nhiều. Tiếp theo đó là tiểu tiện ít, phù do suy thận cấp. Có những trường hợp rất nặng, bệnh nhân không có nước tiểu, phù to, khó thở, hôn mê và chết.

Đây là một bài thuốc truyền miệng nguy hiểm chết người. Chúng ta không nên dùng mật cá trắm để chữa bệnh, dù bất cứ dùng cách nào.

BS. Thu Hương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Khi nào 2 bệnh viện “nghìn tỷ” tại Hà Nam sẽ đi vào hoạt động?

Khi nào 2 bệnh viện “nghìn tỷ” tại Hà Nam sẽ đi vào hoạt động?

(Thanh tra) - Tại buổi gặp mặt báo chí chiều 20/12, thông tin về tiến độ của 2 bệnh viện "nghìn tỷ" là Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam), Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cho biết, nếu các khó khăn vướng mắc được giải quyết, 2 bệnh viện này sẽ hoàn thiện việc xây dựng trong năm 2025.

Phương Anh

17:37 20/12/2024
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại Quận 8

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại Quận 8

(Thanh tra) - Sáng 19/12/2024, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8, đánh dấu bước tiến mới trong việc mở rộng mạng lưới y tế chất lượng cao và chuyên sâu tại khu vực phía Tây Nam TP.HCM và Tây Nam bộ.

Trí Đức

10:14 20/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm