Theo dõi Báo Thanh tra trên
Đan Quế
Thứ tư, 23/03/2022 - 23:00
(Thanh tra) - Việc tăng/giảm giá xăng trong các kỳ điều hành được các nhà điều hành lấy “thước đo” là giá thế giới. Tuy nhiên, phân tích kỹ các số liệu, nhiều chuyên gia cho rằng còn có điểm nghẽn trong quản lý Nhà nước. Nút thắt về giá này thuộc về trách nhiệm của Liên Bộ Công thương - Tài chính.
Trước mỗi kỳ điều hành, người dân lại xếp hàng mua xăng khi có thông tin xăng tăng giá mạnh. Ảnh: Đan Quế
Tăng mạnh, giảm nhỏ giọt
Nhiều tờ báo đã đưa ra dự đoán về việc giá xăng giảm sâu trong kỳ điều hành giá xăng ngày 21/3 trước thông tin giá dầu thô thế giới lao dốc. Đây cũng là kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp khi đã chờ đợi khá lâu việc tăng giá xăng theo nguyên tắc bình thông nhau của thị trường xăng dầu thế giới. Tuy nhiên, mức giảm lại chỉ hơn 600 đồng/lít, gây không ít thất vọng cho người tiêu dùng.
Nhìn lại việc điều hành giá xăng và những bất thường trong việc đóng cửa hàng với lý do đi đám cưới, hết hàng hay chỉ bán số lượng nhỏ giọt như thời phân phối… không ít người đặt câu hỏi về trách nhiệm quản lý Nhà nước.
Theo thống kê, giá xăng dầu tại Việt Nam trong năm 2021 đã có 24 đợt điều chỉnh về giá. Trong đó, giá bán lẻ xăng đã có 16 lần tăng, 5 lần giảm và 3 lần giữ nguyên. Giá dầu diesel có 14 lần tăng, 7 lần giảm và 3 lần giữ nguyên.
Năm 2022, việc điều hành giá bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh theo chu kỳ 10 ngày/lần. Trong vòng chưa đầy 1 quý, giá xăng dầu bán lẻ trong nước được điều chỉnh tăng 6 lần và đã vượt đỉnh lịch sử, xác lập kỷ lục mới tại kỳ điều chỉnh ngày 11/3. Cụ thể, giá xăng E5RON92 là 28.980 đồng/lít, tăng so với kỳ điều chỉnh đầu tiên của năm 2022 là 5.821 đồng/lít; xăng RON95 là 29.820 đồng/lít, tăng so với kỳ điều chỉnh ngày 11/1 là 5.944 đồng/lít; dầu diesel là 25.260 đồng/lít, tăng so với kỳ điều chỉnh ngày 11/1l à 7.021 đồng/lít.
Theo dự báo của Bộ Công thương, giá bình quân các mặt hàng xăng (RON92, RON95) và dầu diesel thành phẩm trên thị trường thế giới trong quý I/2022 sẽ ở mức 110-115 USD/thùng (tăng 63-71% so với cùng kỳ năm 2021) và cả năm 2022 ở mức 100-105 USD/thùng (tăng 28-35% so với năm 2021). Giá bán lẻ bình quân của các mặt hàng xăng dầu trong quý I/2022 ở mức 21.150-27.100 đồng/lít (tăng 51-56% so với cùng kỳ năm 2021) và cả năm 2022 ở mức 19.600-25.500 đồng/lít (tăng 18,7-25,3% so với cùng kỳ năm 2021).
Ngày 21/3, giá xăng trong nước đã được điều chỉnh giảm lần đầu tiên sau 7 kỳ tăng liên tiếp. Theo đó, giá xăng RON 95 giảm 632 đồng/lít còn 29.192 đồng/lít; xăng E5 RON 92 giảm 655 đồng/lít còn 28.330 đồng/lít. Mức giảm này là không tương ứng với mức giảm của thế giới. Bởi lẽ, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 11/3 và kỳ điều hành ngày 21/3 là 121.912 USD/thùng với xăng RON 92 (dùng để pha chế xăng E5 RON 92) giảm 10,34 USD/thùng, tương đương giảm 7,82%. Xăng RON 95 là 125,842 USD/thùng, giảm 7,3% và dầu diesel là 122,338 USD/thùng giảm 15,74% so với kỳ trước. Tuy nhiên, mức giảm đối với giá xăng, dầu trong kỳ điều hành ngày 21/3 chỉ ở mức 2,9% với xăng RON 95; 2,3% với xăng E5 RON 92 và 6,9% với dầu diesel.
Có bao nhiêu cơ quan “quản” về xăng dầu?
Theo qui định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực thi hành từ 2/1/2022 thì có nhiều bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các sở, ban, ngành có trách nhiệm quản lý Nhà nước về xăng dầu. Đó là Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Công an; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nghị định số 95/2021/NĐ-CP cũng dành Điều 37, 38, 39 qui định về giá, nguyên tắc điều hành giá xăng dầu, trong đó nhiều lần khẳng định giá xăng dầu đảm bảo thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới và tình hình kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
Ngày 22/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành Công điện về việc bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước.
Công điện nêu rõ, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan trọng, nhạy cảm dễ ảnh hưởng đến tâm lý người dân, tác động trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, phải được quản lý, điều hành một cách khoa học, chặt chẽ, theo đúng quy định của pháp luật.
Tại Công điện, Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ bổ sung kế hoạch thanh tra năm 2022 việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu nhằm kịp thời phát hiện các sơ hở, bất cập trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, kiến nghị biện pháp xử lý theo quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 39 nêu rõ: Bộ Công thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính thực hiện diều hành giá công khai, minh bạch đúng qui đình tại Điều 38 Nghị định này.
Bộ Công thương có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về giá xăng dầu thế giới, giá cơ sở, giá điều hành các mặt hàng xăng dầu; thời điểm áp dụng và mức trích lập, mức chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá tại các kỳ điều hành giá xăng dầu.
Bộ Tài chính, Bộ Công thương có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện từ của mình về số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu hàng quý.
Điều 38 Nghị định này cũng nêu: Trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời gian điều hành giá xăng dầu cho phù hợp.
Bộ Công thương có trách nhiệm chính
Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những nghịch lý trong việc điều hành giá xăng dầu, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên lý giải chủ yếu là nhờ sử dụng linh hoạt các công cụ bình ổn giá như Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Tại nhiều kỳ điều hành, nhà điều hành đã trích 500-1.500 đồng một lít xăng, dầu tuỳ loại để có giá thấp hơn thế giới. Trong cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà nước thì việc duy trì quỹ bình ổn rất quan trọng, nhưng quỹ có hạn, nhất là tại nhiều doanh nghiệp quỹ đã âm lớn.
Bộ trưởng Công thương cũng cho rằng, khi quỹ này không còn nhiều, Liên Bộ đã đề xuất và Chính phủ có nghị quyết đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giảm 50% thuế bảo vệ môi trường. Nếu giá thế giới tiếp tục tăng cao sẽ nghiên cứu giảm tiếp các loại thuế, phí khác. Hết công cụ thuế, phí mà giá vẫn cao thì có thể đề xuất cấp có thẩm quyền sử dụng các quỹ an sinh hỗ trợ các đối tượng nghèo, hỗ trợ thuế doanh nghiệp sử dụng nhiều xăng dầu.
Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12 vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ 1/4 đến hết 31/12.
Theo đó, từ 1/4, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng giảm 50% từ 4.000 đồng xuống 2.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít. Riêng mức thuế đối với nhiên liệu bay giữ nguyên 1.500 đồng/lít và mức thuế đối với dầu hỏa giảm từ 1.000 đồng xuống 300 đồng/lít.
Như vậy chắc chắn trong kỳ điều hành giá xăng dầu tới người tiêu dùng sẽ được hưởng giá xăng “giảm sâu” mà không phải thấp thỏm đợi rồi thất vọng. Đây là một nỗ lực của Bộ Công thương. Tuy nhiên, còn nhiều công cụ khác mà Bộ này có thể áp dụng được. Bởi lẽ, điểm đ, khoản 1, Điều 40 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/2021 của Chính phủ đã nêu rõ: Bộ Công thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá bán xăng dầu, điều hành trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá. Mức trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá tại thời diểm công bố giá cơ sở thực hiện sau khi thống nhất với Bộ Tài chính. Khi có ý kiến khác nhau, Bộ Công thương quyết định và chịu trách nhiệm; trường hợp cần thiết báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 23/11, tại thị xã Cửa Lò, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo, toạ đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg của Chính phủ về đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, giai đoạn 2025 – 2030”.
Lợi Châu
19:47 23/11/2024(Thanh tra) - Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn 1 từ 2021 - 2025, thời gian qua Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Nghệ An đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp, nhất là đối với người dân ở các huyện miền núi, biên giới, có đồng bào DTTS sinh sống.
Đức Anh
19:47 23/11/2024Bùi Bình
22:58 22/11/2024Văn Thanh
22:01 22/11/2024Phương Anh
21:55 22/11/2024Trung Hà
Bùi Bình
Lợi Châu
Đức Anh
Văn Thanh
Hương Giang
Hương Giang
Hương Giang
Minh Thắng
Văn Thanh
Thu Huyền