Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 06/05/2013 - 07:52
(Thanh tra)- Không gian văn hóa cồng chiêng là di sản vô giá, là niềm tự hào của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tuy nhiên, trước sự vận động không ngừng của cuộc sống, nét văn hóa độc đáo này đang dần bị mai một. Ở một "mảng sáng" khác, tại nhiều buôn làng của tỉnh Gia Lai, người dân rất có ý thức gìn giữ cồng chiêng. Chính họ đã thổi hồn và tiếp thêm sức cho di sản này tồn tại cùng đất trời và con người Tây Nguyên.
Đội cồng chiêng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Mang Yang đang sinh hoạt. Ảnh: Trung Đức
Thổi hồn vào cồng chiêng
Trong 1 lần ghé thăm nhà rông văn hóa Mơ Rông Yố, xã Ia Ka, huyện Chư Pah, chúng tôi được chứng kiến nghệ nhân người Ja Rai Rơ Chăm Uêk, 1 trong 2 nghệ nhân chỉnh chiêng giỏi nhất ở Gia Lai đang say sưa chỉnh chiêng. Với 1 chiếc búa và 1 chiếc đe, ông gõ vài tiếng ở 1 góc này của chiêng, rồi lại chuyển sang góc khác. Chỉ sau một vài lần, việc chỉnh chiêng đã hoàn thành và nghệ nhân Rơ Chăm Uêk lại chuyển sang các chiêng khác... Cứ như thế, dưới đôi bàn tay tài hoa của ông, âm thanh từ những chiếc chiêng lảnh lót vang lên vọng khắp buôn làng.
Ở Gia Lai còn có nghệ nhân tài danh khác, đó là A Ma San, chuyên chỉnh sửa, lên dây ở thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa. Ông đã coi việc chỉnh sửa cồng chiêng và dạy bọn trẻ cách chỉnh sửa, sử dụng chiêng là cái nghiệp của mình. Phạm vi hoạt động của ông rất rộng, từ huyện Krông Pa, các thị xã Ayun Pa, An Khê (tỉnh Gia Lai) đến huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định), lên vùng miền núi của tỉnh Phú Yên, thậm chí sang cả huyện Ea H’leo (tỉnh Đắk Lắk).
Từ nhỏ, A Ma San đã được sống trong một không gian rộn rã tiếng cồng chiêng qua đôi bàn tay của người cha. Có lẽ cứ nghe mãi, nghe mãi nên tình yêu với cồng chiêng đã ăn vào máu thịt của ông. Cũng vì vậy, khi chỉnh chiêng, A Ma San cảm thấy đó là những "âm thanh của Yàng (Giàng - Trời) mách bảo".
Ở buôn Ktinh, xã Ia Rsai, huyện Krông Pa, gia đình Ama Krem được xem là "giàu" nhất, bởi đang sở hữu 4 bộ chiêng. Những bộ chiêng này, gia đình ông có từ hồi 1 cái chiêng phải đổi bằng hàng chục con bò và để sở hữu 4 bộ chiêng này thì chủ nhân của chúng phải có hàng trăm con bò. Ông Ama Krem tự hào cho biết: “Những bộ chiêng của mình được ông bà để lại từ mấy đời rồi. Mình rất quý, mỗi khi buôn, làng có lễ hội là mình lại lấy ra đánh. Hiện nay, số lượng chiêng như của gia đình mình ở các buôn, làng còn rất ít. Mình sẽ lưu giữ những bộ chiêng này cho con cháu và sẽ giáo dục con cháu bảo quản cho thật tốt, không được đem đi đổi bán”.
Những lúc rảnh rỗi, ông Ama Krem lại lau chùi từng cái chiêng và dạy con cháu biết cách cầm, đánh chiêng như thế nào cho đúng. Nhờ "lửa" của ông, không những con cháu mà rất nhiều thanh niên nam, nữ trong buôn, kể cả những đứa trẻ, đều biết sử dụng chiêng một cách thành thạo.
Ngoài gia đình ông Ama Krem, còn rất nhiều gia đình ở tỉnh Gia Lai vẫn lưu giữ được các bộ cồng chiêng quý. Như gia đình ông Ksor Hơn ở làng Mít Jép, xã biên giới Ia O, huyện Ia Grai. Nhìn bên ngoài, trông ngôi nhà của ông không khang trang mấy, nhưng trong con mắt của dân làng thì nhà ông Hơn thuộc diện "giàu có số má". Cái giàu của gia đình ông Hơn không phải là giàu tiền của, ruộng đất mà bởi nhà ông đang lưu giữ tới gần 10 bộ cồng chiêng. Cái giàu ấy, bây giờ, với ông còn quý hơn giàu trâu bò, tiền của.
"Bao đời nay, với đồng bào Ja Rai của mình, gia đình nào có chiêng là có của. Thế nhưng, bây giờ nhiều người không còn quý cồng chiêng như xưa nữa, thậm chí họ còn đem cồng chiêng đổi lấy trâu, bò. Một số thương lái biết nhà mình có nhiều chiêng quý đã đến gạ mua nhưng mình nhất quyết không bán mà giữ lại, để khi làng có việc thì đem ra đánh. Như thế mình sẽ giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình", ông Ksor Hơn chia sẻ.
Giữ gìn bản sắc văn hóa
Theo thống kê của ngành Văn hóa tỉnh Gia Lai, hiện toàn tỉnh còn gần 6.000 bộ cồng chiêng nằm rải rác ở các buôn, làng dân tộc thiểu số tại chỗ. Có những làng còn lưu giữ hàng trăm bộ chiêng. Đặc biệt như huyện Ia Grai, có gia đình đang giữ từ 5 đến 10 bộ chiêng. Tuy nhiên, có một số làng đã bị mai một, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn.
Có một điều đáng ghi nhận, từ sau Festival Cồng chiêng Quốc tế 2009 tổ chức tại Gia Lai đến nay, việc bán cồng chiêng đã được hạn chế rất nhiều. Bà con đã dần ý thức được việc bảo tồn và gìn giữ nét văn hóa độc đáo của đồng bào mình. Chính vì thế, hiện nay không gian văn hóa cồng chiêng ở nhiều buôn làng đã thực sự "sống" lại. Có những buôn làng có cách làm rất hay để bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng, như câu chuyện về thanh niên người Ba Na ở làng Jun, xã Yang Bắc, huyện Đắk Pơ, gây quỹ tìm mua cồng chiêng, rồi nhờ các nghệ nhân truyền dạy các bài chiêng để gìn giữ văn hóa của dân tộc mình.
Khoảng 4 năm về trước, đứng trước nguy cơ văn hóa cồng chiêng ở buôn làng mình bị mai một, thanh niên làng Jun quyết định tổ chức đi làm thuê gây quỹ để phục hồi hoạt động diễn tấu cồng chiêng. Từ mồ hôi công sức của mình, sau hơn 2 năm, các bạn trẻ làng Jun đã mua được đủ 2 bộ chiêng cổ. Hai bộ chiêng ấy bây giờ vẫn treo trang trọng trong nhà rông làng Jun. Và, cứ hằng tuần, hằng tháng, thanh niên lại tập trung về đây, sử dụng 2 bộ chiêng này say sưa luyện tập, với sự hướng dẫn của các nghệ nhân lớn tuổi.
Từ làng Jun, việc đổi mồ hôi công sức lấy cồng chiêng đã lan rộng sang các làng khác của xã Yang Bắc, huyện Đắk Pơ. Đến nay, mỗi làng đều đã sắm cho mình ít nhất là 1 bộ chiêng trị giá vài chục triệu đồng. Đặc biệt, cả 15 làng trong xã, làng nào cũng thành lập được đội chiêng thanh niên.
Hay như câu chuyện bảo tồn văn hóa cồng chiêng ở làng Mơ Hra, xã Tơ Tung, huyện Kbang. Nhiều năm qua, công tác gìn giữ nét văn hóa độc đáo này đã được lớp người đi trước truyền lại cho những thế hệ đi sau. Cứ vào những ngày cuối tuần, dân làng lại tập trung về nhà rông để tổ chức buổi sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nhìn cách mà các nghệ nhân truyền dạy tỉ mỉ cho con cháu mình và cách mà thế hệ trẻ tiếp thu các giá trị truyền thống, mới thấy và hiểu đó là tâm huyết, là sức sống mãnh liệt của văn hóa truyền thống của đồng bào Ba Na nơi đây.
Nghệ nhân Đinh Trân, Đội trưởng Đội Cồng chiêng làng Mơ Hra cho biết: "Việc truyền dạy và duy trì nét văn hóa truyền thống này rất được dân làng mình quan tâm. Đáng mừng hơn nữa là, các thế hệ con cháu rất có ý thức bảo tồn văn hóa cồng chiêng. Cứ như thế này thì nền di sản của người Ba Na mình sẽ không bị mai một và thực sự sống trong lòng của mọi người".
Bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng là việc làm không chỉ của một vài cá nhân mà rất cần sự chung tay góp sức của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Bởi chính họ là chủ thể sáng tạo, lưu giữ, trao truyền di sản văn hóa cồng chiêng, góp phần giúp tiếng cồng, tiếng chiêng vang mãi nơi Tây Nguyên đại ngàn, huyền thoại.
Trung Đức
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng