Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tiếp nhận, phản ánh của doanh nghiệp về tham nhũng - phương thức kiểm soát quyền lực của cơ quan Nhà nước

Thái Hải

Thứ ba, 11/10/2022 - 22:08

(Thanh tra) - Tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về tham nhũng, tiêu cực là phương thức giúp cho các cơ quan chức năng có được thông tin về hành vi vi phạm của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ. Đây cũng là phương thức để doanh nghiệp kiểm soát quyền lực của cơ quan Nhà nước, nhất là trong những vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

ThS Lê Văn Đức, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra. Ảnh: TH

Ngày 11/10, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) tổ chức hội nghị thuyết minh Đề tài khoa học cấp cơ sở “Tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về tham nhũng, tiêu cực” do ThS Lê Văn Đức, Phó Trưởng phòng, Viện CL&KHTT làm Chủ nhiệm.

Theo Chủ nhiệm Đề tài, hiện nay, các cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC), tố giác, kiến nghị, phản ánh đã thiết lập được phương thức tiếp nhận và giải quyết khác nhau đối với KNTC, tố giác, kiến nghị, phản ánh của các chủ thể trong xã hội.

Các cơ chế này, doanh nghiệp muốn thông tin đến các cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ lại bị ràng buộc bởi những quy định về chủ thể, nội dung, thẩm quyền, trình tự thủ tục khác nhau, qua đó làm hạn chế đi quyền của doanh nghiệp trong việc thông tin, phản ánh, kiến nghị về tham nhũng, tiêu cực.

Mặt khác, việc xác lập cơ chế chính thức để tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về tham nhũng, tiêu cực là yêu cầu đang đặt ra trong bối cảnh Chính phủ ban hành Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 9/11/2018 về chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Trong đó, đối với vấn đề chi phí không chính thức, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương “chỉ đạo giải quyết các kiến nghị, phản ảnh, KNTC của doanh nghiệp, của công dân kịp thời, đúng quy định pháp luật... ”.

Tuy nhiên, việc tiếp nhận xử lý thông tin, phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về tham nhũng, tiêu cực vẫn còn những bất cập, hạn chế.

Đó là, tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về tham nhũng, tiêu cực chưa được làm rõ về mặt lý luận trên phương diện tiếp cận về quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; chưa làm rõ về mặt chủ thể tố cáo là “cơ quan tổ chức” hoặc “pháp nhân”; vai trò, trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước trong việc tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị, bảo vệ doanh nghiệp khi phản ánh, kiến nghị về hành vi tham nhũng, tiêu cực chưa được thể chế hoá cụ thể; vai trò của hiệp hội doanh nghiệp trong hỗ trợ doanh nghiệp về cắt giảm chi phí không chính thức, bảo vệ doanh nghiệp còn mờ nhạt...

Vì vậy, cần nghiên cứu làm sáng rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về tham nhũng, tiêu cực làm cơ sở để đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả việc tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh kiến nghị của doanh nghiệp về tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, pháp luật hiện nay đang xác lập nhiều phương thức để người dân, doanh nghiệp cung cấp thông tin với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như KNTC, phản ánh, kiến nghị, tố giác. Việc tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về tham nhũng, tiêu cực đã bước đầu được quy định trong các văn bản của pháp luật như Luật Tiếp công dân, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật PCTN .

“Mặc dù, các văn bản pháp luật này đã bước đầu điều chỉnh về tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về tham nhũng, tiêu cực, nhưng các văn bản  quy định chưa đồng bộ, thống nhất và toàn diện về vấn đề này; chưa có các biện pháp bảo vệ đặc biệt đối với doanh nghiệp tố cáo, phản ánh, kiến nghị, tố giác hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, thẩm quyền, trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết thông tin phản ánh, kiến nghị, nội dung thông tin phản ánh, kiến nghị về tham nhũng, tiêu cực chưa được quy định cụ thể …” - Chủ nhiệm Đề tài cho hay.

Vì những lý do nêu trên, việc nghiên cứu Đề tài khoa học “Tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về tham nhũng, tiêu cực” là cực thiết.

Với mục tiêu là hoàn thiện cơ sở khoa học nhằm đưa ra các giải pháp, kiến nghị xây dựng cơ chế tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về tham nhũng, tiêu cực, đề tài dự kiến nghiên cứu 3 nội dung chính, bao gồm: Một số vấn đề chung về tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về tham nhũng, tiêu cực; Thực trạng tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về tham nhũng, tiêu cực; Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về tham nhũng, tiêu cực.

Cho ý kiến vào nội dung nghiên cứu đề tài, Hội đồng thuyết minh đánh giá cao nội dung chuẩn bị thuyết minh của Ban Chủ nhiệm. Kết cấu đề tài phù hợp, từ việc làm rõ những vấn đề cơ bản về tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về tham nhũng, tiêu cực đến việc nêu được thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện.

Tuy nhiên, Hội đồng cũng đề nghị Ban Chủ nhiệm nên xem xét lại quy mô nghiên cứu. Cần làm rõ hơn nữa đối tượng nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu là doanh nghiệp thì có khác với đối tượng là người dân hay không; cần chú ý đến việc hậu quả không xử lý hiệu quả vấn đề này giữa doanh nghiệp sẽ có gì khác với người dân.

Ngoài nội dung dự kiến nghiên cứu, đề nghị Chủ nhiệm Đề tài cần bổ sung thêm phần khái niệm về phản ánh, nhận diện các tình huống vi phạm; trình tự thủ tục thực hiện phản ánh; thực trạng việc phản ánh; giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.

Phương Anh

06:00 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm