Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Thanh
Thứ sáu, 09/02/2024 - 06:30
(Thanh tra) - “Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Bộ Ngoại giao luôn quan tâm, thống nhất từ nhận thức đến hành động, dành nguồn lực cần thiết cho công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực”, Chánh Thanh tra Bộ Ngoại giao Nguyễn Xuân Ánh nhấn mạnh.
Chánh Thanh tra Nguyễn Xuân Ánh phát biểu tại cuộc họp tổng kết Ban Chỉ đạo Bộ Ngoại giao về PCTN, tiêu cực do Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì. Ảnh: T.T
Công tác PCTN được Đảng và Nhà nước ta xác định là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị. Việc đẩy mạnh công tác này với phương châm “không có ngoại lệ, không có vùng cấm” thời gian qua đã đem lại những kết quả đáng khích lệ.
Công tác PCTN, tiêu cực được triển khai nghiêm túc
Theo ông Nguyễn Xuân Ánh, thời gian qua, Bộ Ngoại giao đã triển khai công tác PCTN, tiêu cực trên nhiều phương diện.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác PCTN, tiêu cực đã và đang được bộ hết sức chú trọng, triển khai nghiêm túc, thường xuyên từ phổ biến, quán triệt đến việc ban hành các văn bản, thực hiện đầy đủ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Thực tiễn cho thấy, một số đơn vị và cơ quan đại diện vẫn chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về công tác PCTN, chưa quyết liệt triển khai thực hiện các chỉ đạo của lãnh đạo và hướng dẫn của các đơn vị chức năng, vẫn còn tình trạng “trên nóng dưới lạnh;” việc chuyển biến sang “tư duy phục vụ” tại các cơ quan đại diện còn chậm; chậm xây dựng và cập nhật quy chế, quy định, quy trình nội bộ, vẫn còn sai phạm trong quản lý nội bộ, thực hiện quy trình, nghiệp vụ…
Chính những thiếu sót này đặt ra yêu cầu cần có giải pháp PCTN tổng thể, đồng bộ, hiệu quả hơn để Bộ Ngoại giao có thể góp phần đắc lực vào công cuộc PCTN của Đảng ta hiện nay và trong thời gian tới, Chánh Thanh tra Nguyễn Xuân Ánh nhấn mạnh.
Nhận diện rõ hành vi vi phạm giúp kiểm soát tham nhũng
Từ góc nhìn khách quan thì các lĩnh vực quản lý và hoạt động của Bộ Ngoại giao dù không dễ phát sinh tham nhũng, không gắn với doanh nghiệp, dự án đầu tư, chủ yếu thực hiện chức năng nghiên cứu, tham mưu, dự báo chiến lược, chính sách đối ngoại...
Tuy nhiên, một số lĩnh vực được đánh giá là dễ phát sinh tham nhũng trong công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, đầu tư công; công tác lãnh sự và bảo hộ công dân, công tác cán bộ.
Dựa trên các cơ sở nêu trên, ông Nguyễn Xuân Ánh cho rằng, các giải pháp lớn, bao trùm và giải pháp cụ thể trong PCTN tại Bộ Ngoại giao từ nay đến năm 2030 sẽ ưu tiên tập trung vào công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt quy định của Đảng, Nhà nước về PCTN, theo đó làm rõ các hành vi tham nhũng, chế tài về hành chính và hình sự.
Trong đó, Bộ Ngoại giao xem đây là giải pháp hàng đầu hiện nay do tham nhũng xuất phát từ nhận thức của mỗi cá nhân về lợi ích và thiệt hại khi tham nhũng. Chỉ khi mỗi cá nhân nhận thức được các hậu quả và hình phạt do tham nhũng gây ra thì tham nhũng mới có thể được kiểm soát. Và việc nhận diện rõ hành vi vi phạm giúp phòng ngừa và kiểm soát tham nhũng.
Tránh lợi dụng quyền lực, lạm quyền, lộng quyền
Việc công khai, minh bạch trong công tác cán bộ từ khâu tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng đến bố trí, phân công, phân cấp, phân quyền, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật; cụ thể hóa quy định của Đảng về kiểm soát quyền lực và PCTN, tiêu cực trong công tác cán bộ nhằm quy định rõ ràng, đầy đủ hơn trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có liên quan trong Bộ, qua đó giúp tránh lợi dụng quyền lực, lạm quyền, lộng quyền, Chánh Thanh tra Nguyễn Xuân Ánh nhận định.
Quy định cụ thể trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu để nâng cao vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và xử lý vi phạm trong công tác PCTN, tiêu cực tại các cơ quan, đơn vị do mình quản lý.
Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, tần suất, phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị tại Bộ Ngoại giao và cơ quan đại diện; tập trung vào các đơn vị, lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng; có hình thức khen thưởng kịp thời những cơ quan, đơn vị, cá nhân làm tốt, đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong công tác PCTN, tiêu cực.
Gắn tinh giản biên chế với việc cụ thể hóa chính sách cải cách tiền lương theo vị trí việc làm để đảm bảo mức sống của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đối với đội ngũ phụ trách công tác PCTN, tiêu cực trong Bộ Ngoại giao nhằm tránh xung đột lợi ích, giảm thiểu rủi ro và cơ hội cho tham nhũng.
Từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả
Ông Nguyễn Xuân Ánh cho rằng cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo của Bộ về PCTN, tiêu cực; phát huy hơn nữa tính chủ động, tích cực, chịu trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo trong thực thi nhiệm vụ; đẩy mạnh giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các cơ quan, đối tác chuyên môn trong và ngoài nước.
Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Quy tắc Ứng xử của Bộ theo hướng cụ thể hóa nội dung PCTN, tiêu cực theo quy định của Đảng, Nhà nước, đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong các đơn vị, cơ quan đại diện.
Cải tiến cổng/trang thông tin điện tử của bộ và của các cơ quan đại diện theo hướng tập trung đăng tải quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan; hướng dẫn và bộ câu hỏi - giải đáp về tham nhũng và PCTN liên quan đến công tác; xây dựng, vận hành mục phản ánh, kiến nghị và đánh giá trực tuyến của người dân về các dịch vụ công tại Bộ Ngoại giao.
Chánh Thanh tra Bộ Ngoại giao cho rằng, cần khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về PCTN; phối hợp với các các cơ quan chức năng, đại sứ quán một số nước tổ chức tọa đàm, hội thảo để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm; chú trọng đào tạo tại chỗ cả về số lượng và chất lượng đối với cán bộ trực tiếp phụ trách công tác PCTN.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta xác định PCTN là công cuộc của toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Quán triệt tinh thần đó, năm 2023, Bộ Ngoại giao tổ chức thực hiện hiệu quả các biện pháp PCTN, tiêu cực đạt được kết quả đáng ghi nhận, góp phần hiệu quả vào sự nghiệp PCTN chung của đất nước.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh
Văn Thanh
Văn Thanh