Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thanh tra Chính phủ kiểm tra việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng tại Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thái Hải

Thứ sáu, 15/11/2024 - 14:19

(Thanh tra) - Ngày 15/11, Tổ công tác của Thanh tra Chính phủ do Vụ trưởng Vụ Pháp chế Trần Đăng Vinh làm Tổ trưởng đã có buổi làm việc tại Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) về việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN).

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: TH

Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Luật PCTN, đại diện Thanh tra Bộ TN&MT cho biết, Bộ TN&MT đã thực hiện các chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về PCTN, tiêu cực; chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý tham nhũng, nhất là lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tiêu cực tham nhũng, lãng phí; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ ngành TN&MT liêm chính, trong sạch, có bản lĩnh; bảo vệ cái đúng, kiên quyết đấu tranh với cái sai, có đạo đức trong sáng, công tâm, kỷ cương, kỷ luật chặt chẽ.

Mặt khác, chỉ đạo triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp PCTN, tiêu cực; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm, nhiều vụ việc tồn đọng, kéo dài đã được tập trung giải quyết có tác động tích cực đến tình hình và kết quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần ổn định và đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.

Theo báo cáo về kết quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong công tác PCTN, đại diện Thanh tra Bộ cho biết, trong kỳ Bộ đã triển khai thực hiện 652 cuộc thanh tra, trong đó có 12 cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất, kiểm tra đới với 2.910 tổ chức. Thực hiện 75 cuộc kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra và tổ chức 18 đoàn giám sát hoạt động các đoàn thanh tra. Qua thanh tra, kiểm tra đa xử phạt vi phạm hành chính đối với 576 tổ chức với tổng số tiền là hơn 151 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Bộ duy trì hoạt động hiệu quả chuyên mục công khai thủ tục hành chính trên cổng thông tin điện tử của Bộ, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp theo dõi, liên hệ làm việc.

Bộ cũng thường xuyên quan tâm quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định, quy tắc ứng xử đối với người có chức vụ, quyền hạn.

Thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn, Bộ trưởng Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư 05/2023/TT-BTNMT hướng dẫn về vị trí việc làm công chức, nghiệp vụ  chuyên ngành TN&MT, áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc ngành TN&MT từ Trung ương đến địa phương; đẩy mạnh công tác luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với động ngũ công chức, viên chức thuộc Bộ; rà soát quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp giai đoạn 2021-2026 và 2026-2031.

Tổ công tác của Thanh tra Chính phủ. Ảnh: TH

Nhằm thực hiện tốt công tác kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan đơn vị, Bộ đã ban hành Văn bản 7904/BTNMT-TTr ngày 2/12/2022 để chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ thực hiện kê khai, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của người phải kê khai theo đúng quy định; ban hành kế hoạch về triển khai việc xác minh tài sản, thu nhập và tổ chức bốc thăm lựa chọn người được xác minh tài sản, thu nhập và triển khai xác minh tài sản, thu nhập đối với đơn vị, người được xác minh tài sản, thu nhập của từng năm…

Tuy nhiên, theo Thanh tra Bộ TN&MT, việc triển khai Luật PCTN trong thời gian qua bước đầu đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng vẫn cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện các quy định nhằm đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, đi vào thực chất, hiệu quả hơn nữa.

Hiện nay, một số văn quản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác điều tra, xử lý tội phạm về tham nhũng còn thiếu, chưa đồng bộ, không thống nhất, nhất là hướng dẫn của các cơ quan chức năng, dẫn đến nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau.

Việc triển khai các đoàn thanh tra, kiểm tra; việc ban hành kết luận thanh tra; việc tổng hợp, lưu trữ kết quả thanh tra, kiểm tra còn chậm; việc theo dõi, đôn đốc các tổ chức chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính chưa triệt để; việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra còn chồng chéo phải điều chỉnh; chất lượng một số báo cáo kết quả kiểm tra còn hạn chế.

Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổ trưởng Tổ công tác Trần Đăng Vinh phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: TH

Trên cơ sở đó, Bộ TN&MT kiến nghị, tăng cường tập huấn nghiệp vụ công tác PCTN, tiêu cực cho lãnh đạo và công chức tham mưu, giúp việc về công tác PCTN, tiêu cực; tập trung vào nhóm kê khai, giải trình biến động về tài sản, thu nhập và quy trình thực hiện xác minh tài sản thi nhập đối với người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để ngăn chặn, phòng ngừa không để các vi phạm về tham nhũng, tiêu cực xẩy ra. Đồng thời, siết chặt kỷ cương, kỷ luật công vụ, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Đối với việc kê khai và xác minh tài sản thu nhập, Bộ TN&MT kiến nghị cần có hướng dẫn cụ thể và sớm xây dựng và ban hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm đảm bảo thực hiện mục đích, yêu cầu kiểm soát tài sản, thu nhập. Cần ban hành thông tư hướng dẫn công tác tổ chức kê khai tài sản, thu nhập và nghiệp vụ tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị, tổ chức.

Tại buổi làm việc, Chánh Thanh tra Bộ TN&MT Lê Vũ Tuấn Anh chia sẻ thêm những khó khăn, vướng mắc trong việc kê khai tài sản, thu nhập, có những loại giấy tờ không xác định được giá trị, thì kê khai như thế nào? 

Mặt khác, hiện nay đã có quy định về giám sát đối với đoàn thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định cụ thể để giám sát các hoạt động của các đoàn này, đặc biệt là trong giám sát giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo.

Trong thời gian qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng để khắc phục vấn đề chồng chéo trong các văn bản pháp luật (như bãi bỏ Chỉ thị 20), nhưng thực tế hiện nay vẫn còn tồn tại những vấn đề bất cập, gây khó khăn khi thực hiện.

Chánh Thanh tra Bộ TN&MT Lê Vũ Tuấn Anh chia sẻ những vướng mắc trong việc thực hiện Luật PCTN, nhất là trong lĩnh vực kê khai tài sản, thu nhập. Ảnh: TH

Ngoài ra, đại diện các đơn vị của Bộ đã chia sẻ những khó khăn, bất cập, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định của Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đồng quan điểm với đồng chí Chánh Thanh tra Bộ về những vướng mắc trong việc kê khai tài sản, thu nhập vướng và vấn đề chuyển đổi vị trí công tác, các đơn vị đề nghị Thanh Chính phủ, Tổ công tác có định hướng sửa đổi, bổ sung những quy định trong việc kê khai tài sản, thu nhập và hướng dẫn về công tác chuyên môn để các đơn vị thuộc Bộ TN&MT thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phòng, ngừa tham nhũng.

Phát biểu tại buổi làm việc, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổ trưởng Tổ công tác Trần Đăng Vinh đánh giá cao kết quả mà Bộ TN&MT đã đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tham nhũng trong thời gian qua. Bộ đã thực hiện tốt việc triển khai hoàn thiện pháp luật liên quan đến chức năng quản lý Nhà nước về TN&MT, đã ban hành hàng loạt thông tư trong các lĩnh vực, nhất là việc ban hành Luật Đất đai và các Nghị định thi hành Luật. Cùng với đó, Bộ cũng đã ban hành các quy định về chế độ, định mức tiêu chuẩn, các kế hoạch triển khai kê khai tài sản, thu nhập…

Để tháo gỡ những vướng mắc mà các đơn vị đề cập, ông Vinh đề nghị, Bộ TN&MT hoàn thiện đầy đủ báo cáo theo đề cương Thanh tra Chính phủ gửi; báo cáo phải đánh giá đầy đủ, rõ ràng hơn về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tham nhũng trong 5 năm qua,

“Nhất là bổ sung đầy đủ, chỉ tiết phụ lục số 4 theo đề cương đã gửi Bộ, xem xét quy định nào phù hợp và quy định nào không phù hợp để chúng tôi có cơ sở xây dựng sửa đổi, bổ sung, thậm chí hủy bỏ”, ông Vinh nói.

Đồng thời, xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát, PCTN sát với thực tế của ngành nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phòng ngừa tham nhũng trong thời gian tới.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thành phố Hồ Chí Minh: “Bất ngờ” trước hàng loạt gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm siêu thấp tại Trung tâm Quản lý đường thủy

Thành phố Hồ Chí Minh: “Bất ngờ” trước hàng loạt gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm siêu thấp tại Trung tâm Quản lý đường thủy

(Thanh tra) - Từ tháng 10/2022 đến nay, Trung tâm Quản lý đường thủy Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai 42 gói thầu có giá trị từ 3 tới hơn 21 tỷ đồng. Tuy nhiên, có tới 39 gói thầu được triển khai mà tỷ lệ tiết kiệm chỉ ở mức “nhỏ giọt”, dưới 0,8% giá trị gói thầu. Thậm chí, có gói thầu giá trị hơn 19 tỷ đồng nhưng giá trúng thầu chỉ tiết kiệm được gần 3 triệu đồng (tương đương 0,01% giá trị gói thầu)…

Chu Tuấn

16:00 15/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm