Theo dõi Báo Thanh tra trên
Q.Đông
Thứ tư, 04/10/2023 - 15:20
(Thanh tra) - Trong vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03), Bộ Công an đã chỉ rõ các phương thức, thủ đoạn của dàn lãnh đạo tập đoàn này trong việc thổi phồng các số liệu tài chính. Để làm được việc này, có vai trò tiếp sức của đơn vị kiểm toán tài chính.
Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã lừa đảo gần 14.000 tỷ đồng thông qua việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Ảnh: BA
Vi phạm các chuẩn mực của Kiểm toán Việt Nam
Theo kết luận của C03, Bộ Công an, bị can Bùi Thị Ngọc Lân, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Công ty Kiểm toán Nam Việt - Chi nhánh phía Bắc đã làm sai lệch kết quả kiểm toán tạo điều kiện để Tập đoàn Tân Hoàng Minh “hô biến” những hồ sơ tài chính bết bát của các công ty con thành có lãi nhằm phát hành trái phiếu, từ đó chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của các nhà đầu tư.
Thay vì làm việc theo chuẩn mực quy định của kiểm toán Việt Nam với Ban Giám đốc, Ban Quản trị Công ty Ngôi Sao Việt và Công ty CP Đầu tư và Du lịch Khách sạn Soleil là 2 công ty thành viên thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, thì Bùi Thị Ngọc Lân đã tiếp cận trực tiếp và thống nhất với Phùng Thế Tính, Phó Giám đốc Trung tâm Tài chính kế toán và đồng thời là Kế toán trưởng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, cũng như Kế toán trưởng Công ty CP Đầu tư và Du lịch Khách sạn Soleil để ký hợp đồng kiểm toán.
Bị can Bùi Thị Ngọc Lân đã giao cho Trần Thị Linh, kiểm toán viên làm trưởng nhóm kiểm toán tại Công ty Ngôi Sao Việt và Nguyễn Thị Nguyên Nhung, kiểm toán viên làm trưởng nhóm kiểm toán Công ty Soleil, cùng với các trợ lý kiểm toán thực hiện nhiệm vụ kiểm toán báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 của hai công ty này.
Trng quá trình kiểm toán, nhiều khoản mục chủ chốt chưa thực hiện kiểm tra hoặc thiếu bằng chứng kiểm toán nhưng các đối tượng vẫn đưa ra kết luận. Đối với các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn, không kiểm tra hoặc soát xét đối chiếu với các tài liệu gốc, chỉ dựa trên các hợp đồng chuyển nhượng bản photocopy để xác định các khoản đầu tư đến thời điểm 31/12/2020.
Đồng thời, thông qua việc điều chỉnh các bút toán, Bùi Thị Ngọc Lân đã "phù phép" làm đẹp tình hình hoạt động tài chính, sản xuất kinh doanh của Công ty Ngôi Sao Việt và Công ty Soleil, nhằm thể hiện rằng hai công ty này đã có lãi trong năm 2020.
Ngày 23/6/2021 và 24/6/2021, Bùi Thị Ngọc Lân, đại diện Công ty Kiểm toán Nam Việt - Chi nhánh phía Bắc ký phát hành báo cáo kiểm toán độc lập số 216/2021/BCKT và số 219/2021/BCKT đối với báo cáo tài chính tại thời điểm 31/12/2020 của Công ty Soleil và Công ty Ngôi Sao Việt, với ý kiến dạng chấp nhận toàn phần.
Theo cơ quan điều tra, ý kiến kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần đối với báo cáo tài chính năm 2020 của Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Soleil là không phù hợp theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam do kiểm toán viên chưa thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán. Kiểm toán viên đã vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính.
Tại cơ quan điều tra, Bùi Thị Ngọc Lân cũng thừa nhận quá trình thực hiện kiểm toán, Lân và nhóm kiểm toán đã không tiến hành kiểm tra một số hạng mục quan trọng, chưa thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán, không tiến hành đối chiếu tài liệu gốc nhưng vẫn ký phát hành báo cáo kiểm toán độc lập số 216/2021/BCKT và số 219/2021/BCKT ngày 24/6/2021 với ý kiến dạng chấp nhận toàn phần với báo cáo tài chính tại thời điểm 31/12/2020 của Công ty Soleil và Công ty Ngôi Sao Việt trái với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
Kẽ hở pháp lý cần “bịt” sau phi vụ lừa hơn 14.000 tỷ đồng
Trong vụ án này, ngoài việc đề nghị truy tố bị can Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh cùng 14 bị can khác về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; C03, Bộ Công an kiến nghị hàng loạt nội dung nhằm bịt kín những “lỗ hổng” trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
C03 đề nghị Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục xem xét, điều chỉnh các quy định liên quan để hoàn thiện quy trình tổ chức và giám sát việc giao dịch trái phiếu doanh nghiệp một cách công khai, minh bạch. Đồng thời, kiểm tra và xác nhận tính chuyên nghiệp của những nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và ngăn ngừa các hành vi vi phạm và tội phạm liên quan.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát, và chấn chỉnh hoạt động của các đơn vị kiểm toán, thẩm định giá, kiểm toán viên và thẩm định viên. Đồng thời, quản lý chặt chẽ chứng chỉ hành nghề, đăng ký con dấu pháp nhân, chữ ký kiểm toán viên, thẩm định viên để ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật và bảo vệ tính minh bạch trong quy trình kiểm toán và thẩm định giá.
Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, đặc biệt là về định giá tài sản hình thành trong tương lai và hồ sơ, thủ tục định giá tài sản để đảm bảo cho quá trình phát hành trái phiếu.
Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật tại các công ty chứng khoán trong việc cung cấp các dịch vụ tư vấn phát hành, đại lý đăng ký, lưu ký trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, nhằm nâng cao vai trò và chịu trách nhiệm của các công ty chứng khoán trong việc phát hành trái phiếu của các tổ chức phát hành, và kiến nghị xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có).
Cơ quan điều tra cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước rà soát tổng thể các ngân hàng thương mại đang quản lý tài sản đảm bảo của các gói trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Qua đó, yêu cầu đánh giá lại tính pháp lý và giá trị của tài sản để đảm bảo tính hợp lý và khả năng thanh toán, thanh khoản khi tổ chức phát hành không thể trả được gốc và lãi trái phiếu đến hạn.
C03 chỉ ra những "lỗ hổng" pháp lý và đề nghị bổ sung, sửa đổi quy định của pháp luật. Cụ thể, đề nghị cần xem xét và bổ sung quy định liên quan đến phòng, chống rửa tiền theo Luật, Nghị định 153/2020 và Nghị định 65/2022/NĐ-CP, cần tăng cường quy định về báo cáo về dòng tiền thanh toán qua tài khoản trái phiếu và tài khoản này chỉ dành riêng cho mục đích phát hành trái phiếu. Đồng thời, cần đưa ra biện pháp giám sát dòng tiền trái phiếu và ngăn chặn hành vi "khống" dòng tiền để tạo lập giá trị "ảo" của trái phiếu.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Trần Kiên
19:55 13/12/2024Đông Hà
09:19 13/12/2024Cảnh Nhật
20:00 12/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình