Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tăng cường thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong vụ án tham nhũng

Đức Anh

Thứ sáu, 07/07/2023 - 08:39

(Thanh tra) - UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành văn bản giao các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện các nhiệm vụ nhằm triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư về việc tăng cường công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An thực hiện lệnh khởi tố bị can trong vụ án "lạm dụng chức vụ, quyền hạn, chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tương Dương. Ảnh: T.Q

Tại Văn bản 5430/UBND-NC ngày 5/7, lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các sở, ngành liên quan và UBND các địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 2/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; các kết luận, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực; kết luận, kiến nghị của các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương liên quan đến công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế có liên quan trên địa bàn tỉnh; các kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoái, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công tác PCTN. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chức năng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ cần chủ động kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi trái pháp luật nhằm tẩu tán tài sản, các cơ quan đơn vị có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cơ sở dữ liệu về tài sản, thu nhập, tài khoản theo yêu cầu của cơ quan ủy ban kiểm tra, thanh tra, Kiểm toán Nhà nước (KTNN), các cơ quan tố tụng hình sự.

Đối với công tác thi hành án dân sự, yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm, có hiệu quả đối với cơ quan Thi hành án dân sự hai cấp (cấp tỉnh và cấp huyện) xuyên suốt trong quá trình tổ chức thi hành các vụ án tham nhũng, kinh tế phát sinh tại địa phương.

Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh có các giải pháp chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đặc biệt đối với các vụ việc phức tạp, kéo dài nhằm đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả thu hồi tải sản bị chiếm đoạt, thất thoát.

UBND tỉnh giao Thanh tra tỉnh nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, tích cực thực hiện các biện pháp nhằm thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra gây ra; khi kết luận thanh tra phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm; đồng thời, kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Kịp thời cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập theo yêu cầu của cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, KTNN... để phục vụ giải quyết các nội dung liên quan đến hoạt động PCTN; điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng kinh tế.

Đối với Công an tỉnh, UBND yêu cầu phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan trong việc triển khai các biện pháp phòng ngừa xã hội đối với tội phạm tham nhũng, kinh tế đặc biệt phát hiện sớm các hành vi tham nhũng tiêu cực; tiếp nhận, xử lý kịp thời tin báo, tin tố giác đối với loại tội này. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án về tham nhũng, kinh tế; áp dụng các biện pháp xác minh, thu giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản và các biện pháp khác ngay từ giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra vụ án hình sự nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, che dấu, hợp thức hóa tài sản do phạm tội mà có nhất là các vụ việc, vụ án thuộc diện theo dõi, chỉ đạo của Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh về PCTN, tiêu cực.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng kinh tế; tích cực vận động, thuyết phục, yêu cầu bị can khắc phục ngay hậu quả thiệt hại để được hưởng các tỉnh tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, chỉ đạo các lực lượng phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc bảo vệ các cuộc cưỡng chế thi hành án liên quan đến tham nhũng, kinh tế. Đồng thời xử lý nghiêm minh các trường hợp cản trở, chống người thi hành công vụ theo đúng quy định pháp luật...

UBND các huyện, thành, thị tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác PCTN, công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế tại địa phương mình.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng tại Sơn La

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng tại Sơn La

(Thanh tra) - Sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018, nhận thức, ý thức và trách nhiệm PCTN trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân tỉnh Sơn La ngày càng được nâng lên; công tác phòng ngừa tham nhũng được triển khai đồng bộ hơn; việc phát hiện và xử lý tham nhũng ngày càng chặt chẽ, khẩn trương.

Trần Kiên

07:00 23/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm