Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 20/09/2022 - 19:52
(Thanh tra) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói, sửa Luật Đấu thầu lần này sẽ bổ sung các tiêu chí, tiêu chuẩn để đảm bảo cạnh tranh trong hồ sơ mời thầu, nhằm hạn chế “quân xanh, quân đỏ”, gian lận trong đấu thầu...
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: P.Thắng
Chiều ngày 20/9, tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).
So với Luật Đấu thầu hiện hành, dự thảo luật đã sửa đổi 85 điều, bổ sung mới 5 điều, giữ nguyên 2 điều, bãi bỏ 11 điều.
Nhiều trường hợp chỉ định thầu là chưa phù hợp với mục tiêu "công khai, minh bạch"
Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Dự luật Đấu thầu (sửa đổi) lần này bổ sung quy định về trường hợp chỉ định thầu.
Theo ông Dũng, điều này nhằm tạo cơ sở pháp lý, điều kiện thuận lợi để áp dụng trong các trường hợp cấp bách hoặc đẩy nhanh tiến độ làm các dự án lớn, trọng điểm.
Một số trường hợp được mở rộng chỉ định thầu, như gói thầu phục vụ phòng chống dịch bệnh; các dự án quan trọng quốc gia cần triển khai ngay theo nghị quyết của Quốc hội; gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn; gói thầu thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư…
Ở góc độ cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Phú Cường nói, dự thảo luật đã bổ sung, mở rộng thêm nhiều trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu, điều này là chưa thực sự phù hợp với mục tiêu “nâng cao tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế”.
“Cần giới hạn áp dụng chỉ định thầu với các trường hợp đặc thù, như dự án cấp bách; đầu tư mua sắm thuốc, hoá chất, sinh phẩm, trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch bệnh…”, ông Cường nêu.
Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị Chính phủ rà soát cụ thể từng trường hợp, đánh giá tác động của các trường hợp này để bảo đảm mục tiêu, yêu cầu sửa đổi Luật Đấu thầu đã đặt ra, tránh việc lợi dụng, lạm dụng chỉ định thầu.
Góp ý, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nhìn nhận, sửa Luật Đấu thầu lần này lại “mở ra và mở quá rộng”. Bà cũng đề nghị giải trình lý do mở rộng với từng trường hợp chỉ định thầu để bảo đảm minh bạch.
Có "quân xanh, quân đỏ", tham nhũng trong đấu thầu, vậy vá "lỗ hổng" chỗ nào?
Vấn đề nữa, theo bà Nga, đấu thầu là lĩnh vực mà khi nói tới sẽ nghĩ ngay tới tình trạng “quân xanh, quân đỏ” và “nhiều nguy cơ tham nhũng”.
Nhân dịp sửa luật lần này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị xác định rõ nguyên nhân tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong đấu thầu có do luật không, nếu có thì nằm ở điều nào và sửa như thế nào. Nếu khẳng định không phải do luật, do tổ chức thực hiện thì cũng cần xác định rõ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng quan tâm đến tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, thông thầu, tham nhũng, tiêu cực trong đấu thầu. Theo ông, có lỗ hổng, thiếu công khai, minh bạch mới sinh ra tình trạng này.
“Luật Đấu thầu có lỗ hổng không, hổng ở đâu, vá chỗ nào, sửa thế nào?”, Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề và nói, dự luật sửa đổi “chưa mạnh dạn đi thẳng vào vấn đề”, thậm chí có nhiều quy định sửa theo hướng kém minh bạch hơn trước.
“Sửa như thế này tôi thấy theo hướng kém minh bạch hơn vì có rất nhiều điều giao Thủ tướng, Chính phủ quy định, trong khi chúng ta đang muốn luật hóa tất cả, đảm bảo minh bạch, công khai để các cơ quan cứ thế làm”, ông Vương Đình Huệ nhận định.
Từ đó, ông nhấn mạnh, cần minh bạch để cán bộ, công chức thấy rõ trách nhiệm tham mưu ở đâu, còn người quyết định cũng chịu trách nhiệm.
Giải trình sau đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói luật sẽ sửa đổi, bổ sung một số quy định, tiêu chí, tiêu chuẩn để đảm bảo cạnh tranh trong hồ sơ mời thầu và điều này nhằm hạn chế đấu thầu hình thức, tức “quân xanh, quân đỏ”, gian lận trong đấu thầu.
Theo ông, thực tế hiện nay, các gói thầu yêu cầu đấu thầu rộng rãi nhưng bên mời thầu đưa ra điều kiện, tiêu chí mà qua đây đã nhìn thấy rõ ngay “nhà thầu nào sẽ trúng thầu”, tức là cài cắm điều kiện khi mời thầu.
“Lần này sửa luật phải đảm bảo công khai, minh bạch thông tin trong đấu thầu, hoàn thiện quy định về hành vi cấm trong đấu thầu, quy định trách nhiệm tổ chức cá nhân tham gia…”, Bộ trưởng Dũng nói thêm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân