Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phòng, chống tham nhũng vặt ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Thái Hải

Thứ ba, 04/01/2022 - 21:54

(Thanh tra)- Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT) vừa tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học cấp Bộ với chủ đề “Phòng, chống tham nhũng vặt ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” do GS. TS. Nguyễn Đăng Dung, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Chủ nhiệm. TS. Nguyễn Văn Thanh, nguyên Phó Tổng Thanh tra làm Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu.

Toàn cảnh hội nghị nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của GS.TS Nguyễn Đăng Dung. Ảnh: TH

Trình bày kết quả nghiên cứu tại hội nghị, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung cho biết, đề tài gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về nhận diện tham nhũng vặt; Chương 2: Thực trạng tham nhũng vặt và việc phòng, chống tham nhũng vặt ở Việt Nam; Chương 3: Quan điểm, chính sách và các giải pháp phòng, chống tham nhũng vặt trong thời gian tới.

Theo đề tài, tham nhũng vặt là loại tham nhũng diễn ra thường ngày, khi các cán bộ, công chức trong các cơ quan công quyền của Nhà nước lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao để nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc, trong cung cấp dịch vụ công nhằm buộc hoặc gợi ý doanh nghiệp, người dân phải lo lót, “bôi trơn” vì mục đích vụ lợi.

Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận chung về tham nhũng vặt như khái niệm, đặc điểm, chủ thể, hậu quả và nguyên nhân của tham nhũng vặt; yếu tố ảnh hưởng đến phòng, chống tham nhũng vặt của Việt Nam; tham nhũng vặt và tác hại của tham nhũng vặt của các nước trên thế giới.

Phần thực trạng, đề tài phân tích chính sách và pháp luật phòng, chống tham nhũng và việc phòng, chống tham nhũng vặt ở Việt Nam; nghiên cứu và đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc phòng, chống tham nhũng vặt trong một số lĩnh vực cụ thể như: Kinh doanh, trật tự trị an, y tế, giáo dục, tài chính…

“Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất giải pháp đối với các cơ quan hành chính, công chức và nhân viên thực hiện các hành vi công vụ; giải pháp đối với người dân, giải pháp về công nghệ thông tin… nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng vặt ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung nói.

Tại hội nghị nghiệm thu, ThS. Phạm Thị Thu Hiền, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT, Ủy viên cho rằng, đề tài có hàm lượng khoa học cao, đây là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của Thanh tra Chính phủ về tham nhũng vặt, do đó, đề tài có nhiều điểm mới đóng góp cho lĩnh vực nghiên cứu về vấn đề này.

ThS. Phạm Thị Thu Hiền cũng cho rằng, đề tài đã có tham khảo nhiều thông tin, số liệu đáng tin cậy và cung cấp hệ thống cơ sở lý luận khá toàn diện về tham nhũng vặt tại Việt Nam.

Góp ý hoàn thiện kết quả nghiên cứu, ThS. Phạm Thị Thu Hiền cho rằng, Chương I, phần nhận diện hành vi tham nhũng vặt được đề cập ở cả Chương I và Chương II nên có sự trùng lặp về nội dung giữa hai chương, do đó, đề tài cần khuôn lại và đưa về phần lý luận cho phù hợp hơn.

Chương II, đề tài có sự lựa chọn các các lĩnh vực xảy ra tình trạng tham nhũng vặt, tuy nhiên, nếu có thêm các lĩnh vực khác hay xảy ra tình trạng tham nhũng vặt như giao thông, đất đai… thì sẽ phong phú hơn.

Phần giải pháp, đề tài có thể bổ sung thêm giải pháp về công tác kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ công chức trong thi hành nhiệm vụ và vấn đề giá dục liêm chính cho đội ngũ cán bộ công chức… nhằm hạn chế tình trạng tham nhũng vặt ở Việt Nam.

Ông Phí Ngọc Tuyển, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, Ủy viên Phản biện cho rằng, việc phân tích tình trạng tham nhũng vặt ở một số lĩnh vực tài chính, y tế… chủ yếu dựa vào các báo cáo tổng kết, nếu đề tài có thêm sự khảo sát, điều tra thực tế thì sẽ đưa ra nhiều hơn những tồn tại, hạn chế đang diễn ra trong các lĩnh vực này.

ThS. Lê Đức Trung, Trưởng phòng Thông tin, Tư liệu và Thư viện, Viện CL&KHTT bày tỏ, đề tài làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tham nhũng vặt và có sự tham khảo kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này; đánh giá được tình trạng tham nhũng vặt ở một số lĩnh vực hay xảy ra tình trạng tham nhũng và đưa ra được những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này, tuy nhiên, nội dung tồn tại, hạn chế cần phân tích sâu hơn để có thêm thông tin và mang tính thuyết phục hơn; các giải pháp đề ra có tính khả thi và có thể áp dụng ngay trong việc phòng chống tham nhũng vặt ở Việt Nam hiện nay.

Phát biểu tại hội nghị, TS. Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu đánh giá cao phần cơ sở lý luận của đề tài, đề tài đã nhận diện và mô tả được đặc điểm của tham nhũng vặt, các dẫn chứng được nêu lên rõ ràng…

Góp ý hoàn thiện kết quả nghiên cứu, TS. Nguyễn Văn Thanh cho rằng, đề tài cần có thêm số liệu khảo sát với lĩnh vực dễ xảy ra tình trạng tham nhũng nhất; cần có sự phân tích về quy tắc ứng xử ở một số lĩnh vực và phân tích phòng chống tham nhũng vặt từ phía người dân để có cách nhìn toàn diện hơn về vấn đề này. Phần kiến nghị cần sát thực hơn với những đặc điểm tham nhũng vặt đã được phân tích ở phần lý luận.

Chủ tịch Hội đồng đề nghị Ban Chủ nhiệm đề tài tiếp thu thêm ý kiến của các thành viên hội đồng để hoàn thiện kết quả nghiên cứu. Với kết quả đạt được, Hội đồng Nghiệm thu thống nhất nghiệm thu đề tài với kết quả xếp loại khá.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.

Phương Anh

06:00 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm