Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 10/11/2023 - 22:29
(Thanh tra) - Ngày 10/11, Hội đồng Khoa học Thanh tra Chính phủ tổ chức phê duyệt nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ năm 2024 với chủ đề "Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong việc ban hành quyết định hành chính" so TS Phạm Thị Huệ, Trưởng phòng Nghiên cứu và Hợp tác phát triển, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra đăng ký làm chủ nhiệm.
TS Phạm Thị Huệ, trình bày đề cương nghiên cứu. Ảnh: TH
Theo TS Phạm Thị Huệ, quyết định hành chính của UBND các cấp là kết quả của hoạt động quản lý Nhà nước cụ thể, thường là quyết định cá biệt, được ban hành, thực hiện nhằm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước; là sản phẩm của hoạt động chỉ đạo, điều hành, quyết định hành chính thể hiện sự phản ứng của chủ thể quản lý đối với tình huống xảy ra trên thực tế.
Do vậy, việc ban hành quyết định hành chính bên cạnh việc bảo đảm áp dụng đúng pháp luật để đảm bảo tính hợp pháp còn rất cần bảo đảm tính hợp lý, phù hợp với thực tiễn quản lý. Nguy cơ lạm quyền, lợi dụng quyền lực hay vì lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân luôn hiện hữu.
“Hiện tượng lợi dụng quyền lực để ban hành những quyết định hành chính không đúng về thẩm quyền, vượt quá thẩm quyền, sai về trình tự, thủ tục, không đúng với nội dung, tinh thần của nghị quyết HĐND, văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên hay việc ban hành quyết định hành chính có dấu hiệu không minh bạch, thiếu khách quan, có dấu hiệu lợi ích nhóm… xảy ra ngày càng nhiều trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước của UBND các cấp”, TS Phạm Thu Huệ nói.
Mặt khác, kiểm soát quyền lực trong ban hành quyết định hành chính của UBND các cấp nhằm ngăn chặn sự tùy tiện, chống lại sự tha hóa, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong thực thi quyền lực Nhà nước của UBND các cấp, là phương thức hữu hiệu để tạo dụng môi trường công vụ minh bạch, liêm chính, bảo đảm quyền lực Nhà nước được thực thi hiệu quả, khách quan, công bằng. Do vậy, kiểm soát việc sử dụng quyền lực Nhà nước trong quá trình này là công cụ hữu hiệu để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của chính quyền địa phương.
Đề tài hướng tới mục tiêu xây dựng cơ sở khoa học để đề xuất hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền ban hành quyết định hành chính của UBND các cấp nhằm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Theo dự kiến, đề tài nghiên cứu một số nội dung sau: Nghiên cứu những vấn đề chung về kiểm soát quyền ban hành quyết định hành chính của UBND các cấp nhằm phòng, chống tham nhũng; Thực trạng kiểm soát quyền ban hành quyết định hành chính của ủy ban nhân dân các cấp thời gian qua và hiệu quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Quan điểm, giải pháp kiểm soát quyền ban hành quyết định hành chính của UBND các cấp nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng.
Nhận xét về thuyết minh đề tài, các ủy viên hội đồng cho rằng, thuyết minh đề tài được chuẩn bị tốt; chủ nhiệm đề tài đã đưa ra được lý do cần thiết để nghiên cứu đề tài trong bối cảnh chúng ta đang quyết tâm đẩy mạnh kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,
Tuy nhiên, tên đề tài như hiện nay quá rộng về đối tượng, phạm vi, nội dung kiểm soát nên tên đề tài cần thống nhất lại, có thể đổi tên thành “Phòng, chống tham nhũng tiêu cực trong ban hành quyết định hành chính của UBND các cấp”. Đối tượng nghiên cứu của đề tài cần được làm rõ thêm...
Kết luận cuộc họp, TS Đinh Văn Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng đồng ý với các ý kiến góp ý. Đồng thời, yêu cầu đề tài cần làm rõ thêm mục tiêu, đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu; bổ sung thêm một số công trình nghiên cứu trong đề tài.
Về tên đề tài, sau khi trao đổi, thảo luận của các thành viên, hội đồng thống nhất đổi tên đề tài thành “Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong việc ban hành quyết định hành chính”.
Trên cơ sở các ý kiến góp ý của các thành viên, Chủ tịch Hội đồng đề nghị chủ nhiệm đề tài chỉnh sửa lại một số nội dung về đối tượng, phạm vi, nội dung đề tài theo tên đề tài được phê duyệt.
Kết thúc buổi họp, hội đồng thống nhất phê duyệt thuyết minh đề tài để triển khai nghiên cứu trong năm 2024.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018, nhận thức, ý thức và trách nhiệm PCTN trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân tỉnh Sơn La ngày càng được nâng lên; công tác phòng ngừa tham nhũng được triển khai đồng bộ hơn; việc phát hiện và xử lý tham nhũng ngày càng chặt chẽ, khẩn trương.
Trần Kiên
07:00 23/11/2024(Thanh tra) - Trong 5 năm qua, huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, đã đạt được những thành tựu nổi bật trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). Sự quyết liệt trong chỉ đạo của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị và sự đồng lòng của người dân đã giúp công tác PCTN trên địa bàn huyện chuyển biến tích cực, tạo nền tảng cho sự minh bạch, công bằng và phát triển bền vững.
Bùi Bình
06:00 23/11/2024Nhật Minh
13:57 22/11/2024Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam