Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phòng, chống tham nhũng thể hiện qua nghệ thuật sân khấu

Xuân Thống

Chủ nhật, 02/01/2022 - 06:36

(Thanh tra)- Công cuộc phòng chống tham nhũng (PCTN) hiện đang được Nghệ An và toàn xã hội quan tâm. Để phục vụ nhiệm vụ chính trị tuyên truyền về PCTN, Sở Văn hóa - Thể thao Nghệ An phối hợp Thanh tra tỉnh dàn dựng một số vở kịch (bằng loại hình kịch dân ca, ví, giặm Nghệ Tĩnh) có nội dung tuyên truyền về PCTN và xây dựng đạo đức liêm chính.

Cảnh trong vở kịch “Vầng sáng của trái tim” của Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh. Ảnh: Trịnh Phú

NSND Trịnh Hồng Lựu, Giám đốc Trung tâm Nghệ thuật Truyền thống tỉnh Nghệ An cho biết: Cuộc sống xã hội luôn vận động và phát triển, nhiều loại hình sinh hoạt ca hát dân gian cũng dần biến đổi để phù hợp và thích nghi hơn với cuộc sống đương đại. Sân khấu truyền thống xứ Nghệ được xem như là nơi phản ánh hiện thực một cách sống động, sân khấu hóa những vấn đề nóng trong cuộc sống, qua đó chuyển tải và định hướng những chủ trương, chính sách mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chúng ta không ngại nói thẳng, nói thật, nói đến tệ nạn chạy chức, chạy quyền, quan liêu, bảo thủ, duy ý chí, níu kéo lẫn nhau và những nhận diện của tệ nạn tham ô, tham nhũng thông qua những câu chuyện rất đời nhưng được nghệ thuật hóa…”.

Tùy vào bối cảnh xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn, nghệ thuật truyền thống Nghệ Tĩnh đã thành công khi “đón đầu” những biến động của thời cuộc, những vấn đề nổi cộm của xã hội nhưng luôn bám sát cương lĩnh, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đó chính là “sân khấu cách mạng”, nơi gửi gắm được “ý Đảng, lòng dân”. Do đó, nhiều vở diễn được dàn dựng, biểu diễn đã gây chấn động trong công chúng cũng như trong giới làm nghề.

Thông qua nghệ thuật sân khấu kịch dân ca, ví, giặm đã nói lên thời thế, thân phận của con người trong sự vận chuyển của thế sự và trên hết đó là chuyển tải mạnh mẽ việc cương quyết chống lại cái ác, cái xấu dù trong hoàn cảnh nào, môi trường nào, địa vị, chức vụ gì… Có thể kể đến như các vở diễn: “Góc khuất đời người” về văn hóa từ chức (đạt Giải Xuất sắc tại Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 2010); “Đường đua trong bóng tối” về chủ đề tham nhũng, chạy chức, chạy quyền (đạt Huy chương Vàng tại Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp 2013; “Thầy và trò”, “Sóng dậy một vùng quê” về sự đổi mới, công nghiệp hóa nông thôn và lĩnh vực giáo dục (đạt Huy chương Vàng, Hội thi Nghệ thuật Sân khấu Tuồng và Dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc năm 2016)…

Cũng theo NSND Trịnh Hồng Lựu, thể hiện nội dung chống tham nhũng lâu nay vẫn luôn là thách thức đối với mọi loại hình nghệ thuật biểu diễn. Tác phẩm về PCTN với những “sắc màu” rất khác nhau sẽ góp phần khắc họa sinh động, đa dạng, đa chiều hơn. Năm 2020 và 2021, dịch bệnh đã tác động đến hoạt động văn hóa - nghệ thuật của ngành nói chung, các kế hoạch của Trung tâm nói riêng trong công tác xây dựng kịch bản, dàn dựng, tập luyện và báo cáo… Trên cơ sở nhiệm vụ chính trị được giao, hưởng ứng các văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ XIII về PCTN và tiếp mạch nguồn “văn hoá soi đường cho quốc dân đi” của Bác Hồ trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, được sự đồng ý và phối hợp giữa Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Nghệ An với Thanh tra tỉnh, Trung tâm Nghệ thuật Truyền thống triển khai dàn dựng kịch bản: “Vầng sáng của trái tim”, tác giả Nguyễn Thị Nguyệt, chuyển thể dân ca NSƯT Nguyễn An Ninh, đạo diễn NSƯT Bùi Như Lai…

Sau thời gian nỗ lực dàn dựng và tập luyện của êkip sáng tạo, Hội đồng Nghệ thuật và tập thể nghệ sỹ diễn viên, nhạc công, vở diễn về đề tài PCTN “Vầng sáng của trái tim” đã chính thức báo cáo tổng duyệt trước khi phục vụ công tác tuyên truyền và tham gia hội diễn. Đây là vấn đề thời sự, rất được quan tâm hiện nay.

“Vầng sáng của trái tim” với nội dung lên án gay gắt vấn nạn tham nhũng trong xã hội hiện nay. Vở diễn là tiếng chuông và là bài học đắt giá cho những kẻ làm quan mà tham lam vô độ. Vở diễn là câu chuyện lấy cớ nói về tham nhũng để chuyển tải lên một thực tế trong con người đều có “vầng sáng” của nó, vầng sáng này dẫn dắt chúng ta đi, tránh những lỗi lầm, ham muốn, tham lam, trong đó có vấn đề tham nhũng; đó là mối quan hệ bạn bè, gia đình và xã hội. Có những vầng sáng đó, giữa vầng sáng và “vầng tối” cách nhau rất mỏng manh. Có biết bao quan chức bị “vầng tối” lấn át nên để xảy ra tử hình, tù tội… Khi vầng sáng lóe lên cái cuối cùng như ngọn đèn dầu thì không còn cơ hội nữa mà đã muộn mằn, ân hận… Vở diễn hướng con người tới đấu tranh trên tất cả mọi đấu tranh, trong đó bản thân con người tự đấu tranh, vầng tối - vầng sáng, cái tối - cái sáng là cái khó khăn nhất trong mọi đấu tranh, nếu vầng sáng mình không đấu tranh được thì con người sẽ sa ngã, đi lệch hướng.

Vở kịch “Nhịp cầu tình yêu” của Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An dàn dựng. Ảnh: Mai Hương

Bên cạnh đó, Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Nghệ An phối hợp với Thanh tra tỉnh tạo điều kiện cho Trung tâm Văn hóa tỉnh dàn dựng vở kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh “Nhịp cầu tình yêu", kịch bản NSƯT Nguyễn An Ninh, đạo diễn NSƯT Quế Chung. Bằng những chi tiết, những câu chuyện được thể hiện chân thực và sống động, khép lại vở kịch đầy ý nghĩa và nhân văn do các nghệ sỹ, diễn viên của Trung tâm và một số diễn viên quần chúng không chuyên, vở diễn đã để lại dư âm trong lòng khán giả và người hâm mộ.

Với nội dung hấp dẫn, lôi cuốn, và đánh giá vào hiện trạng thực tế trong bối cảnh xã hội hiện nay, vở kịch mang tên “Nhịp cầu tình yêu” được thể hiện thành công qua phần diễn xuất của các nhân vật đại diện cho chính nghĩa, cái đẹp cùng với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ như: Thanh Mai - cô cán bộ Đoàn xinh đẹp, trẻ trung, năng nổ. Hoàng Đăng - chàng kĩ sư cầu đường nhiệt tình, đầy trách nhiệm trong công việc…thông qua dự án thiết kế và thi công cây cầu “sông Rào” bắc ngang con sông quê hương. Cây cầu không chỉ là tiếng lòng tha thiết, nỗi mong mỏi của toàn thể bà con nhân dân về một ngày mai tươi sáng, những đứa trẻ đến trường không phải lấy áo mưa làm phao bơi qua mùa lũ, mà ẩn chứa sâu thẳm chính là tình yêu đôi lứa, quê hương, tình yêu đất nước, tưởng nhớ tới công lao to lớn của các đồng đội đã ngã xuống, hi sinh thân mình, máu nhuộm thành sông để có được ngày hôm nay.

Vở kịch cũng là lời chuông cảnh tỉnh, báo động lớn cho một bộ phận quan chức, cán bộ, quản lý, đảng viên… tha hóa về mặt đạo đức, khuyết tật về mặt tư tưởng, tâm hồn.

Đổi trắng thay đen, vàng thau lẫn lộn, nói không thành có biểu hiện qua một số nhân vật đại diện như: Ông Chủ tịch UBND huyện Phạm Tiên Quyết vì đồng tiền mà suy đồi tư cách, lợi dụng chức quyền cấu kết với Phan, một phó ban quản lí của huyện, đục nước béo cò, nịnh nọt, chạy chọt, dùng mọi thủ đoạn tráo trở để bòn rút bạc tiền từ những việc làm bất chính, che lấp, thao túng giữa những tính toán mưu đồ lợi danh. Trong điều kiện xã hội còn đan xen giữa những cái cũ và cái mới, vở kịch “Nhịp cầu tình yêu” đã phản ánh thực chất tình trạng của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong bộ máy của Đảng, Nhà nước: Quan liêu, hống hách, sách nhiễu dân, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân, lảng tránh trách nhiệm trong công việc do mình phụ trách, lợi dụng chức vụ để hòng tư lợi riêng cho bản thân mình, đặc biệt là lối sống cơ hội, những thủ đoạn chạy chức, chạy quyền, mua danh bán tước, thậm chí là chạy án, dùng đồng tiền làm lu mờ lí trí…

Vở kịch “Nhịp cầu tình yêu” bằng các chất liệu dân ca, kịch hát, ví, giặm được các diễn viên, nghệ sỹ tái hiện qua hình tượng các nhân vật đã truyền đi những thông điệp về vấn nạn quan liêu, tham nhũng xảy ra còn do chính sự buông lỏng, quản lý yếu kém, không minh bạch của một số cơ quan Nhà nước. Từ những biểu hiện, thực tế về vấn nạn tham nhũng, Đảng và Nhà nước ta cần có những biện pháp răn đe, nghiêm trị những hành vi tắc trách; nhìn đúng người, nhận đúng việc, tránh tình trạng mua danh, bán tước; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra chặt chẽ các cơ quan, đoàn thể, xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên trong sạch, vững mạnh, liêm khiết, chí công vô tư, học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

(Thanh tra) - Nhiều dự án được phê duyệt trên các khu đất vị trí đắc địa mang theo kỳ vọng lớn lao về cải thiện hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, các dự án vẫn chưa hoàn thành, thậm chí có trường hợp chưa được triển khai xây dựng, khiến tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng, trở thành gánh nặng, góp phần làm nghèo quốc gia.

Đông Hà + Thanh Hoa

07:30 15/12/2024
Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.

Đông Hà

20:01 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm