Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hà Anh
Thứ tư, 19/02/2025 - 09:33
(Thanh tra) - Tổng cục Thuế vừa ban hành kế hoạch về thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2025. Theo đó, Tổng cục Thuế chỉ đạo thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc triển khai đồng bộ, toàn diện và hiệu quả và xử lý nghiêm những công chức, viên chức vi phạm.
Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp phải coi công tác phòng, chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Ảnh: Tổng cục Thuế
Phòng ngừa, ngăn chặn hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực là cơ bản, lâu dài
Kế hoạch số 01/KH-TCT ngày 11/2/2025 của Tổng cục Thuế về thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2025 nêu rõ: Phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi nhũng nhiễu tiêu cực năm 2025 là cơ bản, lâu dài, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, đồng thời nâng cao hiệu quả và tăng cường công tác quản lý thuế tại các địa phương.
Theo đó, cấp ủy, tổ chức Đảng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị các cấp phải thực sự coi công tác phòng, chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng.
Đồng thời, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của ngành Thuế trong việc thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, với mục đích là để phòng ngừa, ngăn chặn, loại bỏ dần cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng đội ngũ công chức thuế coi trọng, xây dựng và gìn giữ các giá trị “Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới”.
Nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong phòng, chống tham nhũng
Đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, Tổng cục Thuế yêu cầu thủ trưởng các đơn vị đề cao vai trò trách nhiệm của cấp ủy Đảng, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, tổ chức, đơn vị và nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong phòng, chống tham nhũng.
Song song với đó thực hiện kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời và công khai kết quả xử lý tổ chức, cán bộ, đảng viên có vi phạm, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của công chức thuế tại các vụ/đơn vị thuộc và trực thuộc cơ quan Tổng cục Thuế.
Bên cạnh đó, các đơn vị cần tiếp tục xây dựng đội ngũ công chức thuế có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, liêm chính, có năng lực và trình độ chuyên môn; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng xử; tăng cường nâng cao chất lượng phục vụ người nộp thuế; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện xử lý nghiêm minh mọi biểu hiện, hành vi tham nhũng; đồng thời nâng cao hiệu quả và tăng cường công tác quản lý thuế tại các địa phương.
Thực hiện nghiêm công tác luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác
Tổng cục Thuế yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Tăng cường việc nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thuế và pháp luật có liên quan để cơ chế chính sách về thuế rõ ràng, minh bạch; kịp thời phát hiện và kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung những nội dung quy định còn sơ hở, bất cập.
Thực hiện công khai, minh bạch thông tin về tổ chức, hoạt động trừ nội dung thuộc bí mật Nhà nước, bí mật kinh doanh và nội dung khác theo quy định của pháp luật. Hàng năm, kịp thời rà soát, lập đầy đủ danh sách cán bộ, công chức thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và báo cáo theo quy định. Đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng, Nhà nước, Bộ Tài chính trong công tác luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác và tập trung chỉ đạo quyết liệt việc triển khai trong toàn ngành.
Tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính khi thi hành công vụ; công tác bố trí công chức, viên chức có năng lực phù hợp với nhiệm vụ được giao; tăng cường kiểm tra, đánh giá công chức trong thực thi công vụ, kiên quyết xử lý nghiêm minh các sai phạm…
Tổng cục Thuế chỉ đạo các đơn vị tăng cường vai trò giám sát của các tổ chức đoàn thể quần chúng, Ban Thanh tra nhân dân cơ quan Tổng cục Thuế; phối hợp với lãnh đạo cơ quan tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ quan, đơn vị, phát huy tính chủ động tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng của công chức, viên chức và người lao động.
5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm
Đặc biệt, Kế hoạch số 01/KH-TCT của Tổng cục Thuế lưu ý và chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống tham nhũng đối với công tác quản lý thuế và thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế; công tác kiểm tra nội bộ ngành Thuế; tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong đó tập trung vào một số nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể:
Một là, kịp thời xây dựng, ban hành kế hoạch hàng năm thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng để tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ và có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch về phòng, chống tham nhũng của Đảng, Chính phủ, Đảng Bộ Tài chính và lãnh đạo Bộ Tài chính.
Hai là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của công chức thuế; nhất là những nhiệm vụ liên quan đến quy trình, thủ tục giải quyết hồ sơ hành chính đối với người nộp thuế trong đó đẩy mạnh kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng, kiên quyết xử lý nghiêm các sai phạm và xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị do mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý theo quy định.
Ba là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác phòng, chống tham nhũng để tham mưu cho cấp ủy, thủ trưởng đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả cao, đồng thời thực hiện nâng cao nhận thức của công chức thuế về tham nhũng, về chủ trương, chính sách của Đảng trong phòng, chống tham nhũng; xây dựng văn hoá và tạo thói quen phòng, chống tham nhũng trong đời sống của công chức thuế.
Bốn là, thực hiện công khai, minh bạch, đúng quy định, quy trình trong các công tác: tuyển dụng công chức; quản lý ngạch công chức; biên chế; tiền lương; thi đua, khen thưởng; quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cách chức, điều động, luân phiên, luân chuyển, biệt phái, kỷ luật của ngành Thuế.
Năm là, kịp thời biểu dương, khen thưởng và động viên những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tố cáo, phát hiện và đấu tranh với các hành vi tham nhũng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thu hồi tài sản tham nhũng vẫn là một trong những “khâu yếu”, “việc khó” ở Việt Nam. Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chỉ đạo của Đảng và pháp luật của Nhà nước về thu hồi tài sản tham nhũng, việc nghiên cứu đề tài “Thu hồi tài sản tham nhũng theo Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng và thông lệ quốc tế - Một số lựa chọn chính sách cho Việt Nam” là cần thiết và mang tính thời sự.
Thái Hải
(Thanh tra) - Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trương Cảnh Tuyên về triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trong năm 2025 và thời gian tới.
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Nhật Minh
Văn Thanh
Văn Thanh
Thái Hải
Văn Thanh
Thành Nam
Hương Giang
Phương Anh
Trọng Tài
Hương Trà
Minh Tân
Hương Giang
Hoàng Nam
Thái Hải
Trần Quý