Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 24/12/2024 - 14:39
(Thanh tra) - Đó là nhấn mạnh của ThS Lê Thị Thúy, Trưởng phòng Hành chính tổng hợp, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra tại hội nghị nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ “Kiểm soát xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước - Những vấn đề đặt ra đối với công tác phòng, chống tham nhũng”, vào ngày 24/12.
ThS Lê Thị Thúy trình bày kết quả nghiên cứu. Ảnh: TH
Xung đột lợi ích không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tham nhũng
Báo cáo kết quả nghiên cứu tại hội nghị, ThS Lê Thị Thúy nhấn mạnh việc nghiên cứu đề tài là cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Bởi, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII tiếp tục khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN). Không chỉ dừng lại trong khu vực công, dưới sự lãnh đạo nhất quán của Đảng và Nhà nước, các biện pháp PCTN đã được mở rộng sang khu vực ngoài Nhà nước.
Theo quy định của Luật PCTN, các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước phải áp dụng một số biện pháp PCTN như trong khu vực công: Công khai, minh bạch, kiểm soát xung đột lợi ích; xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xẩy ra tham nhũng.
“Trong các biện pháp này, kiểm soát xung đột lợi ích có thể được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng từ xa, từ sớm, bởi xung đột lợi ích và tham nhũng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Xung đột lợi ích không phải là tham nhũng, nhưng xung đột lợi ích nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tham nhũng”, ThS Lê Thị Thúy nhấn mạnh.
Một lý do được chủ nhiệm đưa ra nữa là, với định hướng chung về mở rộng PCTN trong khu vực tư, những vấn đề lý luận về kiểm soát xung đột lợi ích nói chung và kiểm soát xung đột lợi ích trong khu vực tư càng cần tiếp tục được làm sáng tỏ, để làm cơ sở đánh giá các quy định hiện hành, đánh giá thực trạng kiểm soát xung đột lợi ích trên thực tế, để từ đó có thể đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định cũng như tổ chức thực hiện.
Theo ThS Lê Thị Thúy, xung đột lợi ích trong hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước xẩy ra khá phổ biến trong thời gian qua. Đơn cử, trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay, tại một số ngân hàng thương mại có tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo, thành lập công ty “sân sau”, cho vay vượt quá khả năng nguồn vốn cả về khối lượng và cơ cấu thời hạn.
Bên cạnh đó, một số cán bộ ngân hàng giữ vai trò chủ chốt cố ý làm sai chế độ, thể lệ quy định, lợi dụng quyền hạn, chức vụ kết cấu với các tổ chức, cá nhân thực hiện các giao dịch trái phép nhằm tham nhũng, chiếm đoạt tài sản của ngân hàng.
“Có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như việc quản trị ngân hàng yếu kém, nhiều khoản vay dựa vào quan hệ, nhiều loại giao dịch trái pháp luật. Tuy nhiên, một trong những lý do có thể kể đến, đó là việc ngăn chặn và triệt tiêu các giao dịch trái pháp luật của người có liên quan tại ngân hàng, hay nói cách khác là việc kiểm soát xung đột lợi ích trong các ngân hàng thương mại chưa được thực hiện triệt để, hiệu quả” - chủ nhiệm đề tài nói.
Hay trong lĩnh vực chứng khoán, vụ án Trịnh Văn Quyết bị khởi tố về hành vi “thao túng thị trường chứng khoán”, “che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” vào tháng 3/2022; vụ án “thao túng thị trường chứng khoán” xẩy ra tại Công ty CP chứng khoán Trí Việt, Công ty CP Louis Holdings xẩy ra vào tháng 4/2022… là những ví dụ điển hình về hành vi vi phạm quy định về kiểm soát xung đột lợi ích trong các công ty đại chúng…
Tăng thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan thanh tra
Với kết cấu 3 chương, đề tài góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng. Trên cơ sở đó, đưa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp, kiến nghị về kiểm soát xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước, nhằm PCTN.
Đề tài đã đưa ra 3 quan điểm về tăng cường kiểm soát xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước, đề xuất các giải pháp cụ thể về kiểm soát xung đột lợi ích trong công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và tổ chức xã hội hoạt động từ thiện.
Trong đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật PCTN khu vực ngoài Nhà nước. Thanh tra Chính phủ cần sớm ban hành thông tư quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về PCTN khu vực ngoài Nhà nước.
Bên cạnh tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thanh tra trách nhiệm, các cơ quan thanh tra cần tăng cường một cách phù hợp các cuộc thanh tra việc thực hiện pháp luật PCTN đối với các doanh nghiệp, tổ chức có dấu hiệu vi phạm pháp luật chuyên ngành trong hoạt động sản xuất, kinh doanh như vi phạm pháp luật về thuế, bảo vệ môi trường, nợ đọng bảo hiểm xã hội.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát trong phát hiện tham nhũng. Tạo cơ chế linh hoạt, tăng thẩm quyền cũng như trách nhiệm của các cơ quan thanh tra trong phát hiện tham nhũng khu vực ngoài Nhà nước.
Cùng với đó là nâng cao hoạt động, phối kết hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra, viện kiểm sát với Ủy ban Kiểm tra Đảng trong PCTN khu vực ngoài Nhà nước đi vào thực chất và hiệu quả hơn nữa trong thực tiễn.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về ngăn chặn sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước tăng cường phối hợp với Bộ Công an trong việc rà soát, phát hiện và xử lý hành vi giao dịch nội gián, hành vi rửa tiền, sở hữu cổ phần, góp vốn trực tiếp và gián tiếp nhằm thao túng các tổ chức tín dụng.
Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng cần tăng cường phối hợp với cơ quan thanh tra, giám sát chuyên ngành chứng khoán, bảo hiểm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các giao dịch sở hữu chéo, đầu tư chéo giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thị trường ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.
Ngoài ra, về cấp địa phương, UBND các tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác thanh tra, giám sát kế toán đối với hoạt động xã hội, từ thiện trên địa bàn.
Tại hội nghị nghiệm thu, hội đồng nghiệm thu nhận định, đề tài có tính cấp thiết, nhất là trong bối cảnh đẩy mạnh PCTN cả trong khu vực Nhà nước và ngoài khu vực Nhà nước. Kết quả đã luận giải được một số vấn đề về lý luận và pháp luật; phân tích, đánh giá được thực trạng, đề xuất được quan điểm, giải pháp mới kiểm soát xung đột lợi ích, PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước.
Hội đồng cũng đánh giá, các giải pháp được chủ nhiệm đưa ra có giá trị ứng dụng thiết thực; có tính khả thi và kết quả nghiên cứu đã cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện kiểm soát xung đột lợi ích, PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước.
Với những đóng góp của đề tài, hội đồng nghiệm thu thống nhất đề tài xếp loại xuất sắc.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội chỉ đạo tăng cường phòng, chống lãng phí, tiêu cực; nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp bằng mọi hình thức...
Hải Hà
13:20 25/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, Thanh tra tỉnh Yên Bái đã thực hiện xác minh và kết luận đối với 33 cá nhân theo quy định. Qua quá trình xác minh, nhiều hạn chế và sai sót đã được phát hiện như kê khai không đúng phương thức, chưa đảm bảo theo hướng dẫn, thông tin không đầy đủ hoặc thiếu chính xác về số liệu. Những tồn tại này đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện công tác kê khai tài sản, thu nhập.
Bùi Bình
06:00 25/12/2024Hải Hà
22:21 24/12/2024Trọng Tài
21:36 24/12/2024Phương Hiếu - Phương Anh
17:04 24/12/2024Cảnh Thắng
16:04 24/12/2024Minh Anh
Phúc Anh
PV
Trần Quý
Phương Uyên
Viên An
Bùi Bình
Hải Hà
Chu Tuấn
Bùi Bình
Ngọc Giàu