Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ tư, 25/12/2024 - 23:14
(Thanh tra) - Đó là nhận định của ThS Đào Thị Thu Hà, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra tại đề tài khoa học cơ sở “Kiểm soát trước và sau hoạt động thanh tra nhằm phòng, chống vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực” được hội đồng nghiệm thu đánh giá xuất sắc vào ngày 25/12.
ThS Đào Thị Thu Hà nhận định Kiểm soát trước và sau hoạt động thanh tra là biện pháp quan trọng ngăn ngừa tham nhũng. Ảnh: TH
Trình bày tại hội nghị, ThS Đào Thị Thu Hà nhấn mạnh: Kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống vi phạm pháp luật (VPPL), tham nhũng, tiêu cực là một yêu cầu cấp thiết đối với nước ta trong bất cứ giai đoạn phát triển nào của đất nước. Tinh thần kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra nói chung và trong hoạt động tiến hành thanh tra trực tiếp nói riêng được thể hiện rõ nét qua chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
“Thông qua đó, các quy định của Luật Thanh tra 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành về kiểm soát quyền lực cũng dần được hoàn thiện theo hướng nâng cao vai trò, hiệu quả của cơ chế kiểm soát nội bộ hệ thống hành chính nhà nước và hệ thống thanh tra nhà nước trong quá trình tiến hành thanh tra” chủ nhiệm đề tài nhấn mạnh
Chủ nhiệm đề tài khẳng định: việc kiểm soát trước và sau hoạt động thanh tra nhằm phòng, chống VPPL, tham nhũng, tiêu cực có vai trò, ý nghĩa lớn, là phương tiện để nhà nước tự mình giữ vững và phát huy bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; là cơ chế bảo đảm cho quyền thanh tra được thực thi hiệu lực và hiệu quả; là biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi VPPL, tham nhũng, tiêu cực.
Đồng thời, góp phần đảm bảo tính công bằng, khách quan, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động thanh tra, ngăn ngừa các yếu tố tiêu cực có thể ảnh hưởng đến kết quả thanh tra.
Thực tiễn cho thấy, hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra, yêu cầu cung cấp thông tin không thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao, can thiệp trái pháp luật vào việc khảo sát, thu thập thông tin, xây dựng phê duyệt, kế hoạch tiến hành thanh tra trước khi ban hành quyết định thanh tra.
Các hành vi vi phạm các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, báo cáo kết quả thanh tra. Hay thông đồng, móc nối với đối tượng thanh tra nhằm “chạy kết luận” để mặc cả, thỏa thuận, tác động làm thay đổi nội dung dự thảo kết luận để kết luận khi ban hành có lợi cho đương sự.
Mặt khác, theo chủ nhiệm đề tài, công tác khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu, nhất là trong thanh tra kinh tế - xã hội chưa được quan tâm, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả, việc thu thập số liệu còn ôm đồm, dàn trải, chưa đúng trọng tâm.
Bên cạnh đó, công tác xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra, hầu hết kế hoạch tiến hành thanh tra tại Thanh tra Chính phủ hiện nay chỉ do cục, vụ được giao chủ trì cuộc thanh tra xây dựng, mà chưa có sự chỉ đạo thống nhất và sự tham gia của cục, vụ, đơn vị có liên quan đến nội dung thanh tra.
Ngoài ra, các cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra, người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra còn bị động, né tránh trách nhiệm trong hoạt động thanh tra hoặc bị các tổ chức, cá nhân, nhóm lợi ích chi phối quá trình thanh tra và ban hành kết luận thanh tra dẫn đến khó khăn trong việc xử lý trách nhiệm.
Công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với giai đoạn trước và sau tiến hành thanh tra trực tiếp còn gặp khó khăn, chưa tương xứng với tình hình thực tế, chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến việc không kịp thời nắm bắt những vấn đề phát sinh từ thực tế, do vậy khó đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân và yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Trên cơ sở đó, chủ nhiệm đề tài đề xuất các giải pháp thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát trước và sau hoạt động thanh tra nhằm phòng, chống vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới.
Theo đó, Thanh tra Chính phủ tiếp tục là cơ quan chủ trì trong việc phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về kiểm soát quyền thanh tra.
Thanh tra Chính phủ cũng cần nâng cao nhận thức đúng đắn về phòng, chống vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra. Đồng thời, chấn chỉnh, xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra, nhất là những quy định nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra mà Thanh tra Chính phủ đã ban hành.
Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan để đảm bảo tính đồng bộ trong công tác thanh tra, nghiêm cấm bỏ lọt, bỏ sót, bỏ qua hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra.
Theo chủ nhiệm đề tài, cần đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị có chức năng thanh tra, của cán bộ, đảng viên trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thanh tra; tiếp tục nâng cao, đẩy mạnh có hiệu quả sự phối hợp đồng bộ giữa kiểm tra, giám sát của Đảng, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án với các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực ngày càng chặt chẽ, có hiệu quả.
Ngoài ra, gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với tổ chức cán bộ, xử lý nghiêm sai phạm theo quy định về kỷ luật của Đảng, Nhà nước và xử lý hình sự; đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao năng lực, đạo đức liêm chính cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, từng bước chuẩn hóa đội ngũ công chức, thanh tra viên.
Đẩy mạnh cơ chế kiểm soát từ bên ngoài đối với hoạt động thanh tra thông qua giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh An Giang luôn được cấp ủy, các cấp, ngành, địa phương lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và đạt những kết quả tích cực, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội.
Cảnh Nhật
08:00 26/12/2024(Thanh tra) - Liên quan đến gói thầu số 06 thi công công trình và bảo hiểm cầu bản Uôn đi bản Páng, xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, sau khi Báo Thanh tra phản ánh loạt bài “Cần làm rõ nghi vấn hồ sơ dự thầu của Công ty Phương Anh – Hồng Phát, Công an huyện đã vào cuộc xác minh, đồng thời có văn bản gửi Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng (BQLDAĐTXD) huyện Quan Hóa và đơn vị này đã có quyết định hủy thầu đối với gói thầu này.
Văn Thanh
07:24 26/12/2024Ngọc Giàu
07:00 26/12/2024Thái Hải
23:14 25/12/2024Trần Kiên
22:17 25/12/2024Cảnh Nhật
18:56 25/12/2024Thu Nga
T.Vân
Ngọc Giàu
Mai Lê
Cảnh Nhật
Thu Huyền
TC
Ngọc Giàu
Văn Thanh
Ngọc Giàu
Trần Kiên