Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Minh Tuấn (Theo The Guardian)
Thứ bảy, 25/07/2020 - 16:51
(Thanh tra) - Bộ trưởng Tài chính Malaysia hoan nghênh việc trả lại ‘tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của nhân dân’.
Vụ bê bối tham nhũng Goldman Sachs/1MDB là những câu chuyện về sự chi tiêu xa xỉ và sa thải hàng loạt. Ảnh: Richard Drew/AP
Goldman Sachs đã đạt được thỏa thuận bồi thường 3,9 tỷ USD với Chính phủ Malaysia để giải quyết vụ bê bối tham nhũng của Quỹ Đầu tư Nhà nước Malaysia (1MDB) gây thất thoát hàng tỷ đô la Mỹ.
Thỏa thuận được thực hiện bởi Ngân hàng Phố Wall, ngân hàng được cho là đã không có hành động nào khi 4,5 tỷ USD thuộc Quỹ Đầu tư Nhà nước Malaysia (1MDB), một khách hàng của ngân hàng này. Thỏa thuận này bao gồm khoản thanh toán bằng tiền mặt 2,5 tỷ USD và phải bảo đảm thu hồi được 1,4 tỷ USD tài sản đã mua bằng số lợi bất hợp pháp. Goldman Sachs đứng ra bảo lãnh và sắp xếp việc bán trái phiếu cho quỹ đầu tư có tổng trị giá 6,5 tỷ USD này.
Bộ Tài chính Malaysia cho biết sau khi cộng tiền phạt và những gì họ đã nhận được từ Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, sẽ có hơn 4,5 tỷ USD được trả lại cho người dân Malaysia.
Tengku Zafrul Aziz, Bộ trưởng Tài chính Malaysia cho biết: “Khoản bồi thường này đại diện cho số tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người dân Malaysia. Chúng tôi đang buộc Goldman Sachs phải bồi thường nhiều hơn so với những thỏa thuận trước kia.”
Vào tháng 11, Thủ tướng Malaysia, ông Mahathir Mohamad, xác nhận ông đã từ chối lời đề nghị bồi thường từ Goldman Sachs trị giá 1,75 tỷ USD. Thời điểm đó ông nói rằng Chính phủ Malaysia cảm thấy không hài lòng với mức bồi thường đó, và nói rằng, ngân hàng cần phải giải quyết thỏa đáng vụ việc này.
Ông Tengku Zafrul cũng nói thêm: “Chúng tôi cũng rất xuất sắc khi có thể giải quyết vụ việc này mà không cần nhờ đến tòa án. Nếu không thì có thể chúng tôi sẽ phải tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc cho vụ bê bối này. Với phương án bồi thường hiện nay, chúng tôi sẽ nhanh chóng thu lại được số tiền đã mất.”
Vụ bê bối trong những năm gần đây đã “phủ bóng đen” lên Goldman Sachs, một trong những cái tên nổi bật nhất ở Phố Wall. Trong một tuyên bố vào hôm thứ Sáu, ngân hàng cho biết khoản bồi thường này có nghĩa là Malaysia sẽ không theo truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tổ chức này hoặc các giám đốc và nhân viên hiện tại cũng như trước đây.
Thỏa thuận bồi thường cho Malaysia sẽ giúp cho hoạt động tài chính của ngân hàng này được ổn định hơn rất nhiều. Goldman Sachs cho biết sẽ tăng số tiền mà họ dành ra để trang trải chi phí kiện tụng và các vấn đề pháp lý, sau khi ước tính chi phí cho các vấn đề pháp lý trong quý hai năm nay có thể lên tới 945 triệu USD.
Tuy nhiên, Goldman Sachs vẫn phải đối mặt với một cuộc điều tra của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, trong bối cảnh các cuộc đàm phán về một khoản bồi thường tiềm năng được cho là đang ở những giai đoạn cuối cùng. Trong các vụ án không liên quan khác, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ trước đó đã đồng ý với các khoản bồi thường trị giá hàng tỷ USD mà các công ty khác phải trả do liên quan đến tham nhũng.
Trong một tuyên bố của mình, Goldman Sachs nói rằng thỏa thuận này là một bước quan trọng trong việc giúp vượt qua được vấn đề 1MDB, cũng như cho phép Chính phủ Malaysia tiếp tục với những nỗ lực để thu lại được thêm số tiền đã mất.
“Tình huống này đã dạy cho chúng ta rất nhiều những bài học quan trọng, và chúng ta phải có khả năng tự phê bình để đảm bảo rằng sau vụ việc này thì sẽ luôn luôn tiến bộ,” - tuyên bố cho biết.
Số tiền được cho là đã bị bòn rút từ 1MDB trong một vụ lừa đảo được cho là có liên quan đến cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak, chuyên gia tài chính Malaysia Jho Low, và các cộng sự của ông.
Số tiền đó được cho là đã được sử dụng để mua tất cả mọi thứ, từ du thuyền đến tác phẩm nghệ thuật, và tài trợ cho việc sản xuất các bộ phim Hollywood bao gồm “Sói già phố Wall”, với sự tham gia của nam diễn viên Leonardo Di Caprio.
Vị cựu Thủ tướng Malaysia không hề thừa nhận đã phạm tội. Ông đã phải đối mặt với rất nhiều cáo buộc tham nhũng. Vụ xét xử tham nhũng đầu tiên của ông kết thúc vào tháng trước, và bản án sẽ được lưu lại vào ngày 28 tháng 7.
Ông cũng phải đối mặt với hàng chục cáo buộc hình sự liên quan đến quỹ 1MDB, một quỹ mà ông đồng sáng lập vào năm 2009.
Ông Low, người cũng đã phủ nhận hành vi sai trái, phải đối mặt với các cáo buộc lừa đảo ở cả Malaysia và Mỹ.
Năm ngoái, ông David Solomon, Giám đốc Điều hành của Goldman Sachs, đã xin lỗi người dân Malaysia về vai trò của cựu nhân viên Tim Leissner trong vụ bê bối 1MDB và ảnh hưởng của nó đối với đất nước.
Ông Leissner, một đối tác cũ của Goldman Sachs ở châu Á, đã nhận tội tại Mỹ vào tháng 8 năm 2018 cho âm mưu rửa tiền và âm mưu vi phạm Đạo luật Chống tham nhũng ở nước ngoài của Hoa Kỳ và đồng ý bị tịch thu 43,7 triệu USD.
Ông Leissner và một cựu nhân viên khác, Roger Ng, đã bị loại khỏi thỏa thuận bồi thường của Malaysia, có nghĩa là các thủ tục tố tụng chống lại họ có thể tiếp tục được thực hiện.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương