Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Minh Tuấn (Theo Reuters)
Thứ tư, 30/09/2020 - 19:19
(Thanh tra) - Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc, các dòng tài chính bất hợp pháp khiến Châu Phi thiệt hại hàng tỷ đô la Mỹ. Lượng tiền này đến từ các hành vi như trốn thuế và tham nhũng.
Giải quyết các dòng tài chính bất hợp pháp là một ưu tiên của Liên Hiệp Quốc. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết về giải pháp cho vấn đề này vào năm 2018
Một nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc đã chỉ ra rằng châu Phi đã thiệt hại gần 89 tỷ đô la mỗi năm trong các dòng tài chính bất hợp pháp. Lượng tiền đến từ những hành vi như trốn thuế và tham nhũng, và nhiều hơn số tiền mà châu lục này nhận được từ các viện trợ phát triển.
Con số nói trên, nằm trong báo cáo dài 248 trang của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), là con số chính xác nhất cho đến nay đối với châu Phi. Con số này cho thấy dòng tài chính bất hợp pháp chảy khỏi châu Phi có xu hướng tăng dần theo thời gian và cao hơn hầu hết các ước tính trước đó.
Báo cáo công bố hôm thứ Hai gọi châu Phi là “chủ nợ ròng của thế giới”, phán ánh sự quan sát của các nhà kinh tế rằng châu Phi, một châu lục bị phụ thuộc vào viện trợ, thực sự là một nước xuất khẩu ròng vốn bởi vì những xu hướng này.
Tổng Thư ký UNCTAD Mukhisa Kituyi cho biết: “Các dòng tài chính bất hợp pháp cướp đi hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn cho người dân châu Phi, làm xói mòn tính minh bạch và, đồng thời làm xói mòn lòng tin vào các thể chế châu Phi.”
Junior Davis, người đứng đầu bộ phận chính sách và nghiên cứu tại xhâu Phi của UNCTAD, nói với hãng tin Reuters rằng con số này có thể vẫn thấp hơn thực tế, do các hạn chế về dữ liệu.
Báo cáo cho biết, gần một nửa trong tổng số 88,6 tỷ đô la nói trên đến từ việc xuất khẩu các mặt hàng như vàng, kim cương và bạch kim. Ví dụ, vàng chiếm 77% trong số 40 tỷ đô bị thất thoát.
Định giá thấp hơn giá trị thực của hàng hóa giúp che giấu lợi nhuận thương mại ở nước ngoài, đồng thời tước đi nguồn ngoại hối của các nước đang phát triển và làm xói mòn tiền thuế của những nước này, UNCTAD cho biết.
Giải quyết các dòng chảy bất hợp pháp là ưu tiên của Liên Hiệp Quốc. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết về vấn đề này vào năm 2018, và báo cáo kêu gọi các nước châu Phi dựa vào báo cáo để đưa ra “các lập luận mới” trên các diễn đàn quốc tế.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018, nhận thức, ý thức và trách nhiệm PCTN trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân tỉnh Sơn La ngày càng được nâng lên; công tác phòng ngừa tham nhũng được triển khai đồng bộ hơn; việc phát hiện và xử lý tham nhũng ngày càng chặt chẽ, khẩn trương.
Trần Kiên
07:00 23/11/2024(Thanh tra) - Trong 5 năm qua, huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, đã đạt được những thành tựu nổi bật trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). Sự quyết liệt trong chỉ đạo của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị và sự đồng lòng của người dân đã giúp công tác PCTN trên địa bàn huyện chuyển biến tích cực, tạo nền tảng cho sự minh bạch, công bằng và phát triển bền vững.
Bùi Bình
06:00 23/11/2024Nhật Minh
13:57 22/11/2024Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Hương Giang
Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam