Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Điều tra nghi vấn tham nhũng trong hợp đồng vắc xin Covid-19

Thứ hai, 28/06/2021 - 18:35

(Thanh tra)- Hợp đồng mua bán có dấu hiệu bất thường khi một công ty ở Singapore lại thanh toán cho Brazil 45 triệu USD để mua một loại vắc xin Covid-19 của Ấn Độ hiện vẫn chưa được chuyển tới.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro phát biểu trong một sự kiện ngày 21/6/2021 ở Brasilia. Ông đang phải đối mặt với một vụ bê bối ngày càng căng thẳng về đơn đặt hàng vắc xin đáng ngờ. Ảnh: AFP

Theo Hãng tin AFP, yêu cầu thanh toán cho 3 triệu liều vắc xin Covaxin của Công ty Ấn Độ Bharat Biotech đã được đưa tới bàn làm việc của Luis Ricardo Miranda - người đứng đầu bộ phận nhập khẩu y tế của Bộ Y tế Brazil vào ngày 18/3/2021.

Đã có một vài "cờ đỏ" (dấu hiệu bất thường) được gắn tại hợp đồng này - đây là khẳng định của Luis Ricardo Miranda - người đã ra làm chứng hôm 25/6 trước một ủy ban của Thượng viện điều tra việc xử lý đại dịch của Chính phủ, trong bối cảnh Brazil ghi nhận hơn 500.000 người tử vong - con số cao thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ.

Và, điều khiến Miranda lo lắng là hợp đồng trị giá 300 triệu USD của Brazil cho Covaxin không đề cập đến công ty gửi hóa đơn, Madison Biotech - một công ty vỏ bọc rõ ràng.

Ngoài ra, vắc xin vẫn chưa được chuyển tới, và thậm chí không được chấp thuận theo quy định ở Brazil.

Miranda cho biết, ông đã nhận được những cuộc điện thoại suốt nhiều giờ đồng hồ từ các cấp trên của mình, gây áp lực mà ông gọi là "không đúng cách, quá mức", buộc ông phải chấp thuận khoản thanh toán.

Những bất thường khác trong thương vụ Covaxin của Brazil sớm xuất hiện, buộc chính quyền phải hủy bỏ nó khi các công tố viên mở cuộc điều tra.

Theo Báo Estado de Sao Paulo, Bharat Biotech ban đầu báo giá 1,34 USD một liều vắc xin.

Tuy nhiên, Brazil đã đồng ý trả 15 USD một liều, cao hơn bất kỳ loại vắc xin nào khác mà nước này mua.

Luis Ricardo cho biết, ông đã nói lên những lo lắng của mình cho anh trai là Nghị sĩ Luis Miranda.

Và, Nghị sĩ Luis Miranda đã đến gặp Tổng thống Bolsonaro - người hiện đang ngồi "ghế nóng" vì cáo buộc đã biết tất cả về thỏa thuận Covaxin được cho là bình phong để biển thủ hàng triệu USD do một đồng minh chủ chốt của ông là chủ mưu kế hoạch.

Vụ bê bối có nguy cơ bùng nổ khi ủy ban của Thượng viện đang chuẩn bị bỏ phiếu về việc có nên chính thức cáo buộc Tổng thống có hành động phi pháp hay không, và các đối thủ đã kêu gọi những cuộc biểu tình chống lại ông Bolsonaro.

"Tôi sẽ bị khủng bố. Tôi đã mất tất cả. Tôi biết điều gì sẽ xảy ra với mình", Miranda - người đến phiên điều trần trong một chiếc áo chống đạn nói và ông đã chỉ ra cái tên Roberto Barros, một nghị sĩ giàu quyền lực, từng giữ chức vụ Bộ trưởng Y tế Brazil.

Tuy nhiên, Barros phủ nhận hành vi sai trái và cáo buộc anh em nhà Miranda về một chiến dịch bôi nhọ.

Brazil đã trải qua một giai đoạn thay đổi lớn kể từ vụ bê bối Odebrecht vào năm 2014, gắn liền với chiến dịch chống tham nhũng mang tên “Car Wash” lan rộng đã khiến nhiều chính trị gia sa lưới. Tuy nhiên, công tác chống tham nhũng ở nước này cho đến nay vẫn chưa có nhiều tiến triển, trong đó, lĩnh vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ tham nhũng nhất là y tế.

Ảnh hưởng mạnh mẽ của tham nhũng đối với ngành Y tế Brazil đã được ghi nhận rõ ràng. Các thống kê cho thấy, khoảng 6% chi tiêu y tế bị mất do gian lận và lạm dụng, ước tính lên tới hơn 450 tỷ USD.

Trong số nhiều dấu hiệu tiêu cực của tham nhũng ở lĩnh vực y tế, dễ thấy nhất là việc giảm tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ mới sinh, giảm các nguồn lực công cộng có sẵn cho thiết bị y tế, thuốc và tiền lương, do đó làm giảm chất lượng dịch vụ y tế và chăm sóc bệnh nhân; đồng thời, gây khó khăn cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của người dân, đặc biệt là các dịch bệnh như sốt rét và HIV/AIDS...

Ngọc Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.

Phương Anh

06:00 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm