Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được tăng cường

Thứ bảy, 19/09/2020 - 07:30

(Thanh tra)- Cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị như thanh tra, tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC), công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) tiếp tục được tăng cường, đẩy mạnh, được cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm. Ảnh: Đình Tuệ

Góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Trần Ngọc Liêm cho biết, nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng tăng cường công tác PCTN và đã tiến hành nhiều biện pháp PCTN hiệu quả. Nhiều vụ án tham nhũng phức tạp, nghiêm trọng, dư luận quan tâm đã được phát hiện, xử lý nghiêm minh. Kết quả xử lý nhận được sự đồng tình, ủng hộ của dư luận xã hội, thể hiện rõ quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong PCTN.

Với nhiều kết quả tích cực, nỗ lực PCTN của Việt Nam cũng đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao trong khuôn khổ thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) mà Việt Nam là thành viên cũng như trên các diễn đàn song phương và đa phương khác. Đầu năm 2020, Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã công bố đánh giá đối với tình hình tham nhũng ở Việt Nam, ghi nhận có sự chuyển biến tích cực với xếp hạng 96/180 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 21 bậc so với kết quả đánh giá công bố năm 2019.

“Kết quả đó tiếp tục khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong công tác PCTN, giữ vững niềm tin của Nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự nghiệp đổi mới, tạo sự ổn định về kinh tế - chính trị - xã hội và sự phát triển bền vững. Kết quả đó cũng thể hiện ngành Thanh tra nói chung và TTCP nói riêng đã nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần tích cực trong công tác đấu tranh PCTN, lãng phí; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước”, Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm nhấn mạnh.

Những năm qua, TTCP luôn chú trọng thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về PCTN, trọng tâm là hoàn thiện thể chế, chính sách và tăng cường thực thi pháp luật về PCTN; đã giúp Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Tố cáo, Luật PCTN năm 2018, trình Chính phủ ban hành các Nghị định quy định chi tiết Luật Tố cáo, Luật PCTN. Đồng thời chỉ đạo toàn ngành Thanh tra tập trung giúp thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước xây dựng, tham mưu ban hành các văn bản về PCTN theo thẩm quyền và triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN.

TTCP đã tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều Chỉ thị, đề án về công tác PCTN, điển hình như Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 11/7/2019 Phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021”… ban hành theo thẩm quyền và phối hợp ban hành nhiều Thông tư, Thông tư liên tịch theo chức năng quản lý Nhà nước của TTCP.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN được tăng cường; các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện đồng bộ, nhất là việc công khai, minh bạch hoạt động của bộ máy Nhà nước, cải cách hành chính, quản lý, sử dụng tài sản công, nhờ đó trên một số lĩnh vực, tham nhũng từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm.

Thúc đẩy hoạt động PCTN đồng bộ và hiệu quả

Trong 5 năm qua, ngoài trực tiếp tiến hành các cuộc thanh tra về PCTN, TTCP còn tham mưu tổ chức và tham gia nhiều đoàn kiểm tra, giám sát, đôn đốc theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đối với các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN.

Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, TTCP đã kết luận rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, đề xuất những kiến nghị cụ thể để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác PCTN.

Đặc biệt, công tác phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan của Đảng, nhất là Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương ngày càng chặt chẽ, hiệu quả trong công tác theo dõi, đôn đốc, xử lý trách nhiệm các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm phát hiện qua thanh tra.

“Kết quả xử lý các vụ việc liên quan đến tham nhũng trong thời gian qua, nhất là các vụ việc được dư luận quan tâm, cho thấy quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là kiên quyết xử lý đúng người, đúng tội, không có vùng trống, vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”, Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm khẳng định.

Hợp tác quốc tế về PCTN được TTCP tiếp tục thúc đẩy, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong PCTN. Trong đó, đã ký mới 4 bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực PCTN; tổ chức 39 đoàn ra và đón 46 đoàn của cơ quan đối tác; thực hiện tốt vai trò là cơ quan đầu mối quốc gia về thực thi UNCAC. Đồng thời chủ trì, tham gia nhiều hoạt động, sự kiện quốc tế về PCTN...; xây dựng, thí điểm và chính thức ban hành Bộ chỉ số đánh giá công tác PCTN đối với UBND cấp tỉnh năm 2017.

Kết quả đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh trong các năm qua cho thấy, công tác PCTN tiếp tục được các địa phương trên toàn quốc tích cực triển khai, thực hiện và đã có kết quả khá tốt. Các hoạt động quản lý Nhà nước về PCTN, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng được triển khai đồng bộ ở hầu hết các lĩnh vực quản lý Nhà nước, góp phần tích cực xây dựng xã hội công khai, minh bạch, dân chủ.

Đặc biệt, công tác quản lý Nhà nước về PCTN ở chính quyền cấp tỉnh đã được thực hiện tương đối đồng đều và toàn diện. Các địa phương đã triển khai đồng bộ và kịp thời các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo từ Trung ương, cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể; công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN được đẩy mạnh, thực hiện đồng bộ, có kế hoạch và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị; công tác kiểm tra, thanh tra trách nhiệm thực hiện công tác PCTN được thực hiện tốt.

Đề cao trách nhiệm, sự gương mẫu của người  đứng đầu

Theo Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm, nhìn chung tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm mặc dù còn phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực và tinh vi hơn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh, môi trường đầu tư.

Do vậy, trong thời gian tới, song song với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị khác, TTCP tiếp tục tập trung làm tốt công tác quản lý Nhà nước về PCTN; chủ động, tích cực hướng dẫn, đôn đốc, triển khai các biện pháp phòng ngừa; thúc đẩy hoạt động PCTN đồng bộ hơn, hiệu quả hơn. Các biện pháp trọng tâm sẽ được chú trọng thực hiện là tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm giải trình của người đứng đầu; kiểm soát tài sản, thu  nhập của người có chức vụ, quyền hạn mà trước hết là cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc công tác ở những vị trí, lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao; đề cao tinh thần trách nhiệm, tính gương mẫu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong PCTN, lấy kết quả công tác PCTN làm thước đo mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của người  đứng đầu .

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về PCTN và thanh tra, giải quyết tố cáo tham nhũng. Qua thanh tra chấn chỉnh và nâng cao trách nhiệm công tác PCTN của các cơ quan tổ chức, đơn vị; chú trọng phát hiện các hành vi tham nhũng và có biện pháp xử lý kịp thời, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt.

Thông qua công tác thanh tra, giải quyết KN,TC, TTCP chú trọng phát hiện tham nhũng, nếu có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo pháp luật.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chuyên trách về PCTN để đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ việc tham nhũng đã phát hiện và chú trọng xem xét, xử lý đối với những người đứng đầu thiếu trách nhiệm trong công tác PCTN.

TTCP sẽ quan tâm đến công tác hoàn thiện thể chế và tuyên truyền pháp luật về PCTN. Tiếp tục tham mưu giúp Chính phủ thực thi UNCAC để đảm bảo các nghĩa vụ của quốc gia là thành viên của Công ước.

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024
Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm