Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được chỉ đạo thực hiện với quyết tâm cao

Thanh Lương

Chủ nhật, 17/01/2021 - 07:00

(Thanh tra) - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra ở những lĩnh vực như tài chính, đất đai, xây dựng cơ bản…

Nhằm rút ngắn quy trình thủ tục, tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính, UBND tỉnh Đồng Tháp đã thành lập Trung tâm Kiểm soát thủ tục hành chính và Phục vụ hành chính công. Ảnh: https://www.comq.vn

Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2016 - 2020) và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2021 - 2025) ngày ngày 08  tháng 01 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh: Trong bối cảnh chung có nhiều khó khăn mới phát sinh ngoài khả năng dự báo nhưng với sự nỗ lực đổi mới trong chỉ đạo, điều hành theo hướng ngày càng năng động của cả hệ thống chính trị, sự tin tưởng và chung sức của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong toàn tỉnh nên việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết số 27/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của HĐND tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ 05 năm (2016 - 2020) có sự chuyển biến mạnh mẽ. Đáng chú ý, công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được các cấp, các ngành chỉ đạo thực hiện với quyết tâm cao.

Công tác cải cách hành chính được quan tâm. Kết quả xếp hạng Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số Sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) của tỉnh đều thuộc nhóm đạt thứ hạng cao so với cả nước và khu vực trong nhiều năm liên tục.

Tỉnh đã tập trung chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, giảm 2 chi cục, 19 phòng và tương đương thuộc sở; nhiều đơn vị sự nghiệp công lập được sắp xếp tinh gọn (giảm 120 đơn vị); thực hiện rà soát, sắp xếp, sáp nhập 136 tổ chức phối hợp liên ngành giảm còn 53 tổ chức. Giai đoạn 2015 - 2020, ước tinh giảm 232 biên chế công chức hành chính và 2.812 biên chế viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức công vụ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh. Cụ thể: Đào tạo, bồi dưỡng 93 542 lượt cán bộ, công chức, viên chức (trong đó, đào tạo trình độ chuyên môn và lý luận chính trị cho 6.122 người; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức, kỹ năng chung cho 88.235 người).

Nhằm rút ngắn quy trình thủ tục, tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính, UBND tỉnh đã thành lập Trung tâm Kiểm soát thủ tục hành chính và Phục vụ hành chính công, bình quân mỗi năm tiếp nhận và giải quyết trên 50.000 hồ sơ các loại. Bên cạnh đó, tỉnh cũng triển khai nhiều mô hình mới, cách làm hay trong cải cách thủ tục hành chính được các tổ chức, cá nhân đồng tình, đánh giá cao như: Mô hình hẹn giờ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại nhà theo yêu cầu của người dân; chuyển giao một số nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công sang bưu điện thực hiện; đưa vào vận hành tổng đài thông tin dịch vụ công 1022 Đồng Tháp để tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp có liên quan đến quá trình giải quyết thủ tục hành chính ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã)…

Triển khai hiệu quả một số phần việc thuộc hệ thống chính quyền điện tử, nhất là triển khai tốt các ứng dụng về: Phần mềm quản lý văn bản điện tử gắn với chữ ký số gửi, nhận trên trục liên thông văn bản quốc gia; phần mềm theo dõi, giao nhiệm vụ; phần mềm một cửa điện tử tại các sở, ngành tỉnh, UBND cấp huyện và xã; mở rộng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Hoạt động quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 trong cơ quan hành chính nhà nước được duy trì thực hiện và cải tiến, mở rộng.

Công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được các cấp, các ngành chỉ đạo thực hiện với quyết tâm cao, có kế hoạch thực hiện cụ thể, gắn với việc “học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; thực hiện kê khai tài sản, thu nhập, chuyển đổi vị trí việc làm được thực hiện tốt. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra ở những lĩnh vực như tài chính, đất đai, xây dựng cơ bản… cùng với sự tham gia giám sát của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, đã nâng cao nhận thức và nêu cao vai trò của người đứng đầu cơ quan, đưa công tác này đi vào chiều sâu.

Bên cạnh những ưu điểm, UBND tỉnh cũng thẳng thắn nhìn nhận các khó khăn, hạn chế như: Tinh thần, trách nhiệm của một bộ phận công chức, viên chức chưa cao, còn gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Mối quan hệ phối hợp trong giải quyết công việc giữa các ngành, địa phương có lúc chưa chặt chẽ, chưa phát huy vai trò trách nhiệm của cơ quan chủ trì. Hiệu quả vận hành dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 chưa được như kỳ vọng.

Nguyên nhân được chỉ ra một phần do kỷ luật, kỷ cương hành chính từng lúc chưa nghiêm; công tác thanh tra công vụ chưa thực hiện thường xuyên; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu từng lúc chưa sâu sát. Phương thức tuyên truyền, vận động người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 chưa hiệu quả.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Huyện Lạc Sơn hạn chế trong việc tự phát hiện hành vi tham nhũng

Hoà Bình: Huyện Lạc Sơn hạn chế trong việc tự phát hiện hành vi tham nhũng

(Thanh tra) - Trong 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN), UBND huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình tự đánh giá công tác tự kiểm tra nội bộ, tự phát hiện hành vi tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị còn hạn chế. Việc phát hiện tham nhũng tại Lạc Sơn chủ yếu qua công tác điều tra, với 4 vụ, 5 đối tượng.

Trần Kiên

12:48 26/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm