Theo dõi Báo Thanh tra trên
Giang Sơn
Chủ nhật, 26/01/2025 - 14:00
(Thanh tra) - Dự báo về thị trường xuất khẩu năm 2025, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường quốc tế đang mở ra cơ hội lớn cho ngành rau quả trong năm 2025. Lợi thế này giúp ngành rau quả tự tin với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 8 tỷ USD trong năm 2025.
Năm 2024 vừa qua là một năm lập kỷ lục của xuất khẩu rau quả Việt Nam khi đạt hơn 7,2 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2023.
Đây là thành quả cho nỗ lực không ngừng của nông dân và doanh nghiệp Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe.
Hiện ngành hàng rau quả Việt Nam giữ thị phần lớn thứ 2 tại Trung Quốc, thị phần tại các thị trường xuất khẩu truyền thống như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Australia... ngày càng được mở rộng. Đây được cho là cơ sở để ngành hàng rau quả Việt Nam đạt mục tiêu xuất khẩu 8 tỷ USD trong năm 2025.
Đáng chú ý, mặt hàng sầu riêng, vốn là “trái cây vua” được dự báo tiếp tục giữ vững ngôi vương trong xuất khẩu hoa quả.
Sầu riêng của Việt Nam đã có bước tăng trưởng vượt bậc kể từ khi Trung Quốc cho phép nhập khẩu chính ngạch từ giữa năm 2023. Đến tháng 8 năm ngoái, sầu riêng của Việt Nam lại được thúc đẩy thêm khi được Trung Quốc mở cửa cho sầu riêng đông lạnh.
Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ sầu riêng chủ yếu của nước ta với hơn 90% tổng kim ngạch. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, năm 2025, sầu riêng vẫn còn dư địa khi sản lượng dự kiến tăng khoảng 15% và nhu cầu thị trường cũng còn nhiều.
Ngoài sầu riêng - mặt hàng xuất khẩu chủ lực, thì nhiều loại trái cây khác như chuối, mít, xoài, nhãn, vải thiều, thanh long cũng có tiềm năng lớn và đang được đẩy mạnh xuất khẩu tươi, chế biến đông lạnh, và sấy khô.
Các chuyên gia cho rằng ngành nông nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và nông dân. Chính phủ cần ban hành các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, như vốn vay ưu đãi và chương trình đào tạo chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ. Doanh nghiệp cần đầu tư vào chuỗi giá trị và các giải pháp công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất. Đồng thời, người nông dân cần được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để thích nghi với yêu cầu mới của thị trường.
Việc thúc đẩy sản xuất hữu cơ cần đi kèm với nâng cao nhận thức cộng đồng, cung cấp các chương trình đào tạo kỹ thuật cho nông dân và xây dựng hệ thống chứng nhận minh bạch. Đầu tư vào nghiên cứu giống cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác tại Việt Nam và phát triển chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ là các giải pháp cần thiết để tạo ra thị trường ổn định cho sản phẩm hữu cơ.
Với những nỗ lực đồng bộ, ngành rau quả Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ đạt mốc 8 tỷ USD trong năm 2025 mà còn tiến tới kim ngạch 10 tỷ USD vào năm 2030, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, sánh ngang với ngành thủy sản hiện nay.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, năm 2024, xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục với kim ngạch đạt xấp xỉ 7,15 tỷ USD, tăng 27,6% so với năm 2023. Tính riêng tháng 12/2024, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt trên 529 triệu USD, tăng 15,5% so với tháng 11/2024 và tăng 29,8% so với tháng 12/2023.
Năm 2024 vừa qua, ngành hàng rau quả Việt Nam đã khai thác tốt hầu hết các thị trường xuất khẩu truyền thống và tiềm năng, ngoại trừ thị trường Hà Lan. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các thị trường chủ lực đều ghi nhận mức tăng trưởng cao trong năm 2024 so với năm 2023.
Xuất khẩu rau quả tháng 1/2025 ước đạt dưới 400 triệu USD
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho hay, Hiệp hội tổng hợp số liệu từ Tổng cục Hải quan và đưa ra dự báo, ngay trong tháng đầu năm 2025, xuất khẩu rau quả đạt sơ bộ 416,528 triệu USD, giảm 11,3% với tháng trước (tháng 12/2024 đạt 529,056 triệu USD) và giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2024 (tháng 1/2024 đạt 490,218 triệu USD).
Hiện sầu riêng chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Sản lượng sầu riêng nước ta đã tăng lên trên 1 triệu tấn.
Tuy vậy, cần lưu ý, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức nếu không đảm bảo về chất lượng. Cụ thể, theo Bộ NN&PTNT, thời gian qua đã xuất hiện tình trạng làm giả mã số vùng trồng, giả ủy quyền sử dụng mã số vùng trồng, giả giấy kiểm dịch thực vật, giả giấy kiểm nghiệm chất lượng trái cây, trong đó có sầu riêng để xuất khẩu.
Không chỉ Trung Quốc tăng cường kiểm tra và có những cảnh báo, từ ngày 8/1, EU cũng nâng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng Việt Nam từ 10% lên 20%. Điều này cũng có nghĩa là cả ngành hàng phải chuẩn chỉnh các khâu, để có thể xuất khẩu bền vững và mang về "tỉ đô" trong thời gian tới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Dự báo về thị trường xuất khẩu năm 2025, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường quốc tế đang mở ra cơ hội lớn cho ngành rau quả trong năm 2025. Lợi thế này giúp ngành rau quả tự tin với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 8 tỷ USD trong năm 2025.
Giang Sơn
(Thanh tra) - Đó là một trong những nội dung trong báo cáo nhanh về tình hình giá cả thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trong ngày 25/1 (ngày 26 Tết Ất Tỵ), vừa được Bộ Tài chính công bố sáng nay (26/1).
Trần Quý
Lê Phương
Lê Phương
Trần Quý
Thanh Giang
Nam Dũng
Chí Công
Bùi Bình
Nhóm PV a lô Thanh tra
Văn Thanh
Trần Quý
Nhật Minh
Trần Quý
Nhật Minh
Văn Thanh
Giang Sơn