Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 01/11/2023 - 08:00
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023 với lợi nhuận trước thuế 3.915 tỷ đồng, tăng trưởng 47,8% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, ngân hàng liên tục đưa ra các gói lãi suất ưu đãi với thủ tục đơn giản, đồng hành cùng khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2023, OCB ghi nhận tổng thu thuần đạt 6.921 tỷ đồng, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Động lực đến từ các mảng kinh doanh cốt lõi như bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp, dịch vụ thẻ, ngân hàng số OCB OMNI…
Trong đó, thu nhập từ lãi đạt 5.434 tỷ đồng, duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực trong bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều dấu hiệu hồi phục. Đáng chú ý, thu nhập ngoài lãi tiếp tục là điểm nhấn tăng trưởng của OCB khi tăng tới 94,6% đạt 1.487 tỷ đồng và đóng góp đáng kể 21% vào tổng doanh thu thuần.
Chi phí hoạt động được kiểm soát tốt khi hệ số chi phí/doanh thu (CIR) của OCB giảm còn 32,1% trong khi cùng kỳ năm 2022 ở mức 39,4%.
Như vậy, sau 9 tháng, OCB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 3.915 tỷ đồng, tăng trưởng ấn tượng 47,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Tính tại thời điểm 30/9/2023, tổng tài sản của OCB đạt 216.755 tỷ đồng, tăng 11,7% so với đầu năm. Đặc biệt, dư nợ thị trường 1 cũng tăng 10,8% so với cuối năm 2022, đạt 136,105 tỷ, hoàn thành 92% kế hoạch năm 2023 nhờ tích cực triển khai hàng loạt gói cho vay với lãi suất ưu đãi và thủ tục đơn giản. Thời gian qua, OCB tập trung đẩy mạnh vào các doanh nghiệp hưởng lợi từ đầu tư công, kinh doanh hộ gia đình và cho vay bán lẻ. Đây là những ngành, lĩnh vực đang được nhà nước ưu tiên thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo số liệu thống kê, tổng doanh số giải ngân sản xuất kinh doanh trong 9 tháng đầu năm của OCB đạt 235% kế hoạch lũy kế, số dư sản xuất kinh doanh tăng 119% so với cùng kỳ 2022. Việc tập trung đúng vào phân khúc khách hàng và mảng kinh doanh phù hợp đã giúp OCB duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng tích cực so với mặt bằng chung của ngành.
Quy mô huy động tiếp tục tăng trưởng rõ rệt khi huy động thị trường 1 đạt 155.664 tăng 13,3% so với cuối năm 2022 hoàn thành 90% so với kế hoạch năm mặc dù lãi suất huy động trên thị trường có xu hướng giảm mạnh từ quý II/2023.
Bên cạnh đó, các chỉ số liên quan về quản trị rủi ro như hệ số an toàn vốn (CAR), hệ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, hệ số cho vay trên huy động (LDR), luôn được OCB duy trì ở mức an toàn. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức 1,94%, đáp ứng mọi quy định của NHNN. Chỉ số thanh khoản ổn định, đệm tài sản thanh khoản đầy đủ.
Liên tục hạ lãi suất, tung loạt gói vay ưu đãi dành cho cá nhân và doanh nghiệp
So với đầu năm 2023, tính đến giai đoạn hiện tại, lãi suất giải ngân mới của OCB đã giảm từ 2 đến 6%. Cụ thể, với nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng như mua nhà, bất động sản, ô tô… khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 6,5%/năm tại OCB.
Triển khai gói tín dụng dành cho doanh nghiệp chỉ từ 6,79%/năm, đặc biệt một số doanh nghiệp đặc thù trong lĩnh vực Logistics, Y tế, FMCG (tiêu dùng nhanh), giáo dục, xuất nhập khẩu, FDI… sẽ được hỗ trợ thêm 0,2% lãi suất hằng năm cùng nhiều đặc quyền ưu đãi khác. Các ưu đãi phí dịch vụ trong nước và quốc tế như miễn phí chuyển khoản trong và ngoài hệ thống, miễn đến 100% phí chuyển tiền quốc tế và xử lý bộ chứng từ nhờ thu, giảm đến 50% phí phát hành L/C và bảo lãnh, ưu đãi tỷ giá đến 120 điểm... cũng được triển khai đồng thời.
Với những nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp đặc biệt là SME trong suốt thời gian qua, OCB liên tục nhận được sự trợ lực từ các định chế tài chính quốc tế, mới nhất là khoản vay 55 triệu USD từ Ngân hàng Tái thiết KFW của Đức (DEG). Khoản vay kỳ hạn 5 năm, trong đó tối thiểu 50% giá trị khoản vay sẽ dành cho doanh nghiệp SME do phụ nữ làm chủ, giúp thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ trong hoạt động kinh doanh.
Trong giai đoạn cuối năm 2023, OCB tiếp tục duy trì và đẩy mạnh mảng kinh doanh cốt lõi, số hóa sản phẩm, dịch vụ, kiểm soát nợ xấu theo quy định, tối ưu chi phí hoạt động nhằm hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Với tầm nhìn trở thành một trong những tập đoàn công nghệ chủ lực của Quốc gia, Tập đoàn VNPT đã đặt mục tiêu lấy hạ tầng số, công nghệ số và dịch vụ số làm chủ đạo, đồng thời tiên phong nghiên cứu làm chủ công nghệ số và cung cấp hệ sinh thái số trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội.
T.Thanh
19:30 14/11/2024(Thanh tra) - Công ty TNHH NatSteelVina (Thương hiệu Thép Việt-Sing) là một đơn vị liên doanh đầu tiên với nước ngoài của ngành thép Việt Nam, ra đời từ 1993 giữa Tổng công ty Thép Việt Nam và Tập đoàn thép NatSteel của Singapore. Cuối năm 2019, Công ty CP TM Thái Hưng-một doanh nghiệp có bề dày uy tín trong kinh doanh và sản xuất thép đã tiếp nhận phần thoái vốn của nước ngoài. Thép Việt-Sing được thừa hưởng thế mạnh truyền thống những người thợ khu công nghiệp Gang thép và trình độ quản lý tiên tiến của các đối tác với công nghệ hiện đại đã cho Thép Việt-Sing sự phát triển bền vững.
HT
10:20 14/11/2024Phan Văn Nhã - Vietcombank chi nhánh Nam Bình Dương
19:35 13/11/2024Cảnh Nhật
Hương Giang
Vũ Linh
Văn Thanh
T.Thanh
Trần Quý
CB
PV
Lâm Ánh
Trần Kiên