Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Dư địa lớn cho sự phát triển của bất động sản Đồng bằng sông Cửu Long

PV

Thứ tư, 10/07/2024 - 12:12

(Thanh tra) - Sự đô thị hoá nhanh chóng, kết hợp cùng sự tăng tưởng kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tạo ra nhu cầu ngày càng cao về nhà ở và cơ sở hạ tầng.

Khu đô thị Phúc An Asuka được xây dựng bài bản trong thành phố Châu Đốc. Ảnh: Trần Anh Group

Được biết, ĐBSCL có dân số đông đúc, chiếm hơn 19% dân số cả nước, đặc biệt là các đô thị phát triển. Thời gian qua, ĐBSCL đang chứng kiến việc xây dựng và phát triển các khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu dân cư và tạo ra cơ hội đáng kể cho các dự án bất động sản. Nhiều dự án bất động sản khu vực ĐBSCL tăng tốc đón sóng hạ tầng, đưa nơi đây trở thành “sân chơi” mới cho nhiều nhà đầu tư bất động sản.

Đơn cử như dự án Phúc An Asuka do Trần Anh Group phát triển tại An Giang đã đưa thành phố Châu Đốc vào tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư. Dự án cũng đón đầu tuyến cao tốc mới Cần Thơ - Châu Đốc - Sóc Trăng, trở thành điểm lưu trú mới cho du khách khi đặt chân đến Châu Đốc.

Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, ĐBSCL được đánh giá là một trong bảy vùng du lịch đặc trưng trên cả nước được Chính phủ phê duyệt. Những ưu thế về tài nguyên thiên nhiên phong phú, kết hợp với tinh hoa văn hoá, lịch sử cộng đồng đã tạo nên một nền văn hoá ĐBSCL đa bản sắc, đậm chất phương đông, vừa kín đáo, vừa dung dị.

Trong đó, tính chất văn hoá của du lịch sông nước “vườn” đã tạo nên chân dung riêng cho vùng ĐBSCL, khiến nơi đây được ví như “vườn địa đàng”, là tiềm năng vô tiện để phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. ĐBSCL có tiềm năng phát triển du lịch phong phú đa dạng với các loại hình du lịch đặc trưng như: du lịch sinh thái miệt vườn, sông nước, tâm linh... Chính vì thế, những dự án như khu đô thị Phúc An Asuka mở ra, chính là giải pháp phát triển, thúc đẩy du khách đến tham quan, trải nghiệm và lưu trú, giúp gia tăng giá trị kinh tế cho địa phương.

Hiện nay, việc quy hoạch mạng lưới đường bộ tại vùng ĐBSCL sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển hơn rất nhiều so với trước kia.

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ tầm nhìn đến năm 2050, ĐBSCL được quy hoạch 6 tuyến cao tốc với chiều dài khoảng 1.166km, quy mô từ 4-6 làn xe gồm: 3 tuyến cao tốc trục dọc với tổng chiều dài 575km và 3 tuyến cao tốc trục ngang với chiều dài khoảng 591km. Đến năm 2026, khu vực ĐBSCL sẽ có khoảng 554km đường cao tốc, các tuyến cao tốc còn lại sẽ được đầu tư trong giai đoạn 2026-2030.

Dự kiến trong thời gian tới, hạ tầng giao thông ở khu vực này sẽ tạo kết nối không gian vùng với TP.HCM và miền Đông Nam Bộ, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và mạnh hơn trong thời gian tới. Tăng tỷ lệ đô thị hoá, tăng tưởng kinh tế, lao động và bất động sản.

Chuyên gia cũng đánh giá khu vực ĐBSCL là vùng có tiềm năng lớn khi sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, khí hậu. Nơi đây không chỉ phát huy năng lực tăng trưởng nông nghiệp, xuất khẩu thuỷ hải sản mà còn thu hút mạnh dòng vốn FDI lĩnh vực công nghiệp, năng lượng sạch, logistics... Ngoài ra, các tỉnh, thành nội vùng còn trở thành động lực tăng cường kết nối thông nội vùng, giữa TP.HCM, Đông Nam Bộ và cả nước. Đây là cơ hội cho các chủ đầu tư về phát triển các dự án bất động sản Tây Nam bộ đáp ứng nhu cầu ở cho người dân.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm