Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 20/08/2021 - 06:35
(Thanh tra)- Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp chia sẻ khó khăn cùng cộng đồng doanh nghiệp (DN) nhằm thực hiện “mục tiêu kép”, vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế.
Dịch bệnh Covid-19 đang làm ảnh hưởng đến các DN và người lao động. Ảnh: Trần Quý
Đại dịch Covid-19 đã và đang có những diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển kinh tế, xã hội nói chung và cộng đồng DN nói riêng. Một số DN đến thời điểm này đã không còn đủ sức “chống chịu” để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 7 tháng năm 2021, cả nước có gần 79,7 nghìn DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, có gần 40,3 nghìn DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước; 28 nghìn DN ngừng hoạt động chờ giải thể, tăng 28,6% và 11,4 nghìn DN hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 27,4%. Như vậy, tính trung bình mỗi tháng có trên 11,3 nghìn DN rút lui khỏi thị trường.
Trong 7 tháng năm 2021, cả nước có 75,8 nghìn DN đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.065,4 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 555,5 nghìn lao động, tăng 0,8% về số DN, tăng 13,8% về vốn đăng ký và giảm 7,2% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân 1 DN thành lập mới trong 7 tháng đạt 14,1 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước.
Nếu tính cả 1.366,7 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của gần 27,6 nghìn DN thay đổi tăng vốn, thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 7 tháng năm 2021 là 2.432,1 nghìn tỷ đồng, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Bên cạnh đó, còn có 29,6 nghìn DN quay trở lại hoạt động, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số DN thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 7 tháng năm 2021 là 105,4 nghìn DN. Như vậy, trung bình mỗi tháng có gần 15,1 nghìn DN thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Con số DN thành lập mới (75,8 nghìn DN) và DN quay trở lại hoạt động (29,6 nghìn DN) trong 7 tháng năm 2021, cho thấy những chính sách mới của Chính phủ đã đi vào cuộc sống, cũng như sức chống chịu của DN trước những khó khăn do dịch bệnh gây ra là rất lớn.
Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2020, đã ban hành theo thẩm quyền 21 thông tư để sửa đổi 31 thông tư thu phí, lệ phí hiện hành, theo hướng miễn hoặc giảm mức thu nhiều khoản phí, lệ phí có hiệu lực đến hết năm 2020.
Đến cuối năm 2020, trước tình hình dịch Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, theo đánh giá của các bộ, ngành, ảnh hưởng của dịch sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2021, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất gia hạn, điều chỉnh giảm mức thu của 29 loại thuế, phí, với mức giảm từ 50 - 100% đến ngày 30/6/2021. Cùng với đó, trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục giảm 30% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong năm 2021.
Năm 2021, Bộ Tài chính tiếp tục trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng DN.
Tháng 2/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 12/2021/TT-BTC quy định mức thu, khai, nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt, giảm 50% phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt so với hiện hành nhằm hỗ trợ đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Ngoài ra, nhằm tiếp tục gia hạn nộp thuế đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ phê duyệt chủ trương xây dựng nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, áp dụng trong năm 2021.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, trong năm 2020 và nửa đầu năm 2021, tổng số tiền thuế, phí, tiền thuê đất Chính phủ đã miễn, giảm, giãn nộp lên đến 147.300 tỷ đồng (riêng 6 tháng đầu năm nay đã miễn, giảm, gia hạn nộp khoảng 27.500 tỷ đồng). Trong đó, số tiền miễn, giảm khoảng 35.300 tỷ đồng tiền thuế, phí, tiền thuê đất.
Ông Nguyễn Quốc Hưng, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) cho hay, dịch Covid-19 diễn ra đến nay đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, người dân, đặc biệt là DN nhỏ và vừa.
Để tiếp tục “tiếp sức” cho cộng đồng DN, Bộ Tài chính đang nghiên cứu gói hỗ trợ DN, người dân kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thông qua giảm thuế, giảm tiền thuê đất. Tổng trị giá thuế miễn, giảm lên đến 20 nghìn tỷ đồng. Mức hỗ trợ DN được tính thông qua giảm 5 loại thuế, tiền thuê đất và tiền chậm nộp.
Theo ông Hưng, cách thức hỗ trợ DN lần này, gồm: Giảm 30% thuế thu nhập mà DN phải nộp của năm 2021 với đơn vị, tổ chức (như đã áp dụng cho thuế năm 2020); giảm 50% số thuế phải nộp của các tháng nửa cuối năm 2021 với hộ gia đình và cá nhân kinh doanh trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn; giảm 30% thuế giá trị gia tăng với DN, tổ chức hoạt động trong một số nhóm lĩnh vực dịch vụ; miễn tiền chậm nộp phát sinh trong 2 năm 2020, 2021 với DN, tổ chức kinh doanh lỗ liên tục 3 năm gần nhất (2018-2020).
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng nghiên cứu trình Thủ tướng giảm tiền thuê đất năm 2021.
“Tính chung các giải pháp về thuế, phí, tiền thuê đất đã, đang áp dụng và đề xuất trên, số tiền Chính phủ hỗ trợ kinh doanh trong năm 2021 khoảng 138 nghìn tỷ đồng” - ông Hưng cho biết.
Đại diện một số hiệp hội ngành hàng, cộng đồng DN nghi nhận những quyết sách đúng đắn, nhanh chóng của Chính phủ nhằm hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua, đồng thời đề nghị các cấp có thẩm quyền cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải ngân gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng, nhất là đối với các tỉnh phía Nam, để kịp thời hỗ trợ cho các DN, các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh vượt qua khó khăn, duy trì hoạt động, ổn định đời sống. Bên cạnh đó, cần có những giải pháp quyết liệt hơn trong hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa các cơ hội do các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà nước ta đã tham gia mang lại.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương quan tâm hơn nữa trong việc tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách để tiếp tục tạo điều kiện, cơ hội cho các DN phát triển sản xuất kinh doanh trên tinh thần an toàn trước dịch bệnh. Đồng thời, triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để ngày càng mở rộng, thiết lập các “vùng xanh” nhằm giúp DN tận dụng cơ hội, duy trì và phát triển được các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cộng đồng DN FDI mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục triển khai sâu rộng, hiệu quả hơn nữa chiến lược vaccine phòng Covid-19; quan tâm, bảo đảm ngày càng có nhiều lao động ở khu vực DN FDI được tiêm; duy trì tốt chuỗi cung ứng, nhất là cung ứng lao động cho các DN FDI; tạo điều kiện hơn nữa cho các chuyên gia nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam trên tinh thần bảo đảm an toàn về dịch bệnh…
Để tiếp tục “tiếp sức” cho cộng đồng DN, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các doanh nhân, đại diện DN, các hiệp hội DN và bộ, ngành, địa phương để lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho DN trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Trên tinh thần lợi ích thì hài hòa, rủi ro thì chia sẻ, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm đồng hành, thấu hiểu, chia sẻ cùng DN, doanh nhân. Chính phủ đang làm và nỗ lực hết sức có thể trong điều kiện của đất nước để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho DN trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Cũng tại hội nghị này, người đứng đầu Chính phủ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các cơ quan liên quan chắt lọc, tiếp thu tất cả những ý kiến xác đáng, tâm huyết, trách nhiệm để hoàn thành, trình Chính phủ ban hành một nghị quyết về phát triển, hỗ trợ DN trong điều kiện hiện nay.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước NHNN ban hành nêu rõ, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Uyên Uyên
22:33 22/11/2024(Thanh tra) - Nhằm tăng cường an toàn, bảo mật đồng thời đảm bảo các giao dịch rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử không bị gián đoạn sau ngày 01/01/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) khuyến nghị khách hàng cần nhanh chóng cập nhật giấy tờ tùy thân còn hiệu lực và hoàn thành đối chiếu khớp đúng với thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản/thẻ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
PV
21:09 22/11/2024Bài và ảnh: Quỳnh Mai
21:00 22/11/2024Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
14:29 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương