Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 13/05/2016 - 09:51
(Thanh tra)- PGS.TS Đặng Văn Thanh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội nhấn mạnh, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, các sắc thuế, chính sách thuế phải bảo đảm nguồn thu vững chắc cho ngân sách Nhà nước (NSNN). Làm sao thuế phải mang được tính dự báo…
PGS.TS Đặng Văn Thanh nhấn mạnh: Xây dựng hệ thống chính sách thuế từ nay đến năm 2020 phải “đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả”, có 8 từ thôi nhưng thực hiện rất khó!Ảnh: Thảo Nguyên
Thuế càng nhiều ưu đãi, càng nhiều tiêu cực
Một quốc gia có hệ thống pháp luật về thuế và chính sách thuế phù hợp sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo nguồn thu cho NSNN và đảm bảo độ an toàn trong quá trình hội nhập kinh tế.
Trong Chiến lược Cải cách hệ thống thuế, Việt Nam xác định mục tiêu xây dựng hệ thống chính sách thuế từ nay đến năm 2020 phải “đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả”.
PGS.TS Đặng Văn Thanh nhận định, có 8 từ thôi nhưng thực hiện rất khó. Thuế càng nhiều ưu đãi thì càng nhiều tiêu cực, mà chúng ta ưu đãi quá nhiều! Chính vì vậy, cải cách chính sách thuế phải hướng tới bảo đảm nguồn thu vững chắc cho NSNN, nhưng cần giảm dần tỷ lệ động viên từ nền kinh tế vào Nhà nước để doanh nghiệp “sống được”.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, tỷ trọng tổng thu NSNN trên GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 23,3%, trong đó tỷ lệ động viên từ thuế, phí khoảng 20,9%. Trong khi đó, tỷ trọng tổng thu NSNN trên GDP của một số nước như Thái Lan là 23%, Indonesia là 16,6%, Lào 23,4%, Malaysia 24,5%, Ấn Độ 19,5%.
Nhất là, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải dành khoảng 39,4% tổng lợi nhuận để nộp thuế, phí. Tỷ lệ này rất cao! Nếu nhìn xung quanh chúng ta sẽ thấy được, Singapore chỉ có 18,4%, Thái Lan 27,5%, Indonesia cao nhưng cũng chỉ 29,7%.
PGS.TS Trần Kim Chung, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương còn chỉ ra, khi hoàn thuế, doanh nghiệp không có lãi nhưng nộp chậm là bị “đè cổ” ra thu lãi. Điều này là bất bình đẳng! Đây là “nguồn cơn” khiến doanh nghiệp tìm cách “trốn thuế” để “sống” trong bối cảnh khó khăn. “Người thu thuế nên là bạn của doanh nghiệp, khuyến khích, động viên, tạo điều kiện để họ nộp thuế thay vì “đánh thuế”, ông Chung nhấn mạnh.
Không chỉ thế, để Việt Nam có thể giành được những cơ hội lớn khi tham gia "sân chơi" TPP, theo PGS.TS Lê Thị Thu Thủy, cạnh tranh về thuế là vấn đề cốt lõi cần được xem xét, nghiên cứu và thể hiện trong chính sách thuế, làm sao để thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường Việt Nam. Từ đó có các đóng góp nhất định cho NSNN và đảm bảo sự bình đẳng của các đối tượng nộp thuế.
Giảm gián thu, tăng dần tỷ trọng thuế trực thu
Các chuyên gia cũng lưu ý, công tác quản lý thuế, phí và lệ phí phải thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học, phù hợp với xu thế, làm sao để người dân, doanh nghiệp cũng tính được khoản thuế phải nộp.
Công nghệ thông tin về thuế phải thật hiện đại. Đặc biệt, nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính. “Cán bộ thuế phải liêm chính, chứ không liêm chính thì nhiều chuyện lắm, rồi tiêu cực”, ông Thanh nói.
Cùng với đó, phải giảm dần tỷ trọng thuế gián thu, tăng dần tỷ trọng thuế trực thu, đảm bảo đúng bản chất của thuế là phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, khuyến khích sản xuất kinh doanh; cải cách, ban hành mới các quy định luật pháp theo nội dung cụ thể đối với từng sắc thuế và thu hẹp phạm vi phí và lệ phí.
“Quan trọng, các sắc thuế, chính sách thuế phải bảo đảm nguồn thu vững chắc cho ngân sách. Làm sao thuế phải mang tính dự báo được. Bộ Tài chính phải dựa các chính sách thuế để dự báo cho ngân sách không phải chỉ cho năm 2016, 2017 mà cả năm 2020”, ông Thanh nhấn mạnh.
Ngoài ra, trên thế giới, các nước cứ có thu nhập là phải nộp thuế, bố chuyển tài sản cho con nộp thuế; trúng xổ số nộp thuế, có lãi suất tiền gửi trong ngân hàng nộp thuế… Trong khi đó, phạm vi đánh thuế của Việt Nam còn rất hẹp, chủ yếu từ lợi tức và doanh nghiệp. Nếu phạm vi đánh thuế rộng, tỷ suất dù có thấp nhưng khoản thu về vẫn cao.
TS Trần Vũ Hải (Đại học Luật Hà Nội) thấy, cần tiếp tục xử lý hệ thống thuế nội địa để bổ sung cho việc thực hiện giảm thuế theo lộ trình, nhất là đối với những mặt hàng nhạy cảm sẽ giảm mạnh thuế nhập khẩu như ô tô, xe máy. Điều chỉnh tăng mức thu từ thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường và danh mục các hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường cũng là một hướng cần nghiên cứu nhằm đảm bảo nguồn thu từ thuế…
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 1383/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (Mã chứng khoán RDP) số tiền 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024TC
19:00 10/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà