Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thứ trưởng Bộ Tài chính nói về thu thuế khi livestream bán hàng

Hương Giang

Thứ bảy, 01/06/2024 - 18:51

(Thanh tra) - Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, trong 3 năm, tổng số các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đưa vào diện rà soát là 31.570 trường hợp.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi. Ảnh: Đ.X

Chiều 1/6, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi trả lời báo chí về việc quản lý chống thất thu thuế với những buổi livestream bán hàng.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, khi livestream bán hàng, là đã phát sinh doanh thu, có thể phát sinh thu nhập.

Khi đã phát sinh doanh thu và thu nhập thì phải chịu sự điều chỉnh của các luật thuế, sắc thuế, cũng như chịu sự quản lý giám sát của cơ quan thuế.

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho hay, với cá nhân, nếu phát sinh doanh thu và thu nhập thì chịu thuế với thu nhập.

“Chúng tôi thực hiện quản lý thuế và thu thuế đối hoạt động này theo Luật Thuế thu nhập cá nhân”, ông Chi nói.

Còn với hộ kinh doanh có hoạt động thương mại điện tử hay livestream có phát sinh doanh thu (gọi là hoa hồng) thì Bộ Tài chính quản lý và thu thuế theo quy định liên quan đến quản lý hộ kinh doanh (theo hình thức khoán hoặc kê khai về thuế).

Nhấn mạnh thương mại điện tử cũng như livestream bán hàng là hoạt động phát sinh trong quá trình phát triển công nghệ thông tin, ông Chi thông tin, thời gian qua, cơ quan thuế đã tập trung truyền thông với tất cả đối tượng tham gia hoạt động này để hiểu rõ các quy định về thuế. Việc này giúp họ tự kê khai và nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, cơ quan thuế cũng tiến hành giám sát, kiểm tra hoạt động này với cá nhân và hộ kinh doanh.

Ông Chi cũng thông tin cụ thể kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trong 2 năm gần nhất.

Cụ thể, năm 2022 doanh thu quản lý thuế là 3,1 triệu tỷ đồng (130,57 tỷ USD), với số thuế đã nộp là 83.000 tỷ đồng. Năm 2023 doanh thu quản lý là 3,5 triệu tỷ đồng (146,28 tỷ USD), số thuế đã nộp là 97.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, trong 3 năm (2021, 2022 và 2023), tổng số các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đưa vào diện rà soát là 31.570 (gồm: 6.257 doanh nghiệp và 25.313 cá nhân).

Qua đó, tổng số các trường hợp đã xử lý kê khai, nộp thuế, truy thu thuế, xử lý vi phạm là 22.159 cơ sở kinh doanh (543 doanh nghiệp, 21.616 cá nhân) với số thuế tăng thêm 2.900 tỷ đồng.

Cũng tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương thông tin về tình hình đăng ký doanh nghiệp trong tháng 5 và các doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.   Theo ông Phương, trong tháng 5, tình hình đăng ký doanh nghiệp có tín hiệu tích cực khi số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đạt 20.000 doanh nghiệp, gấp 1,7 lần so với doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Dù vậy, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, tình hình sản xuất kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn. Cho nên, Chính phủ đã chỉ đạo nhiều giải pháp để tập trung, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Các giải pháp trọng tâm được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra đó là cải cách thủ tục hành chính để tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong gia nhập thị trường. Cải thiện yếu tố đầu vào, đặc biệt là hỗ trợ thông qua chính sách tài khóa, tiền tệ, bao gồm tiếp tục duy trì và bảo đảm tính chất ổn định, hỗ trợ cho doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận tín dụng; kiến nghị các cấp thẩm quyền tiếp tục xem xét các chính sách giảm thuế; giảm, hoãn phí, lệ phí… Ông Phương cũng cho hay, Thủ tướng cũng chỉ đạo thúc đẩy các giải pháp liên quan đến thị trường xuất khẩu để các doanh nghiệp sớm có các đơn hàng mới để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm