Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nguyễn Điểm
Thứ ba, 22/09/2020 - 21:25
(Thanh tra)- Đó là thông tin được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra tại cuộc họp báo kết quả hoạt động ngân hàng quý III, diễn ra vào ngày 22/9.
Toàn cảnh họp báo. Ảnh: NĐ
Tại họp báo, ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho biết, hoạt động thanh toán, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán dịch vụ công trong quý III/2020 tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh.
7 tháng qua, tổng số lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đạt 82,2 triệu món, giá trị đạt 59,1 triệu tỷ đồng (tăng 13,61% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019).
Số lượng giao dịch thanh toán qua thẻ đạt gần 205,6 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 475.900 tỷ đồng (tăng tương ứng 29,7% và 15,8% so với cùng kỳ năm 2019); số lượng giao dịch thanh toán qua Internet đạt 240,9 triệu giao dịch với giá trị đạt 15,2 triệu tỷ đồng (tăng 39,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019).
Đặc biệt, tiếp đà tăng trưởng mạnh mẽ những năm gần đây, số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt 574,4 triệu giao dịch với giá trị đạt 5,9 triệu tỷ đồng (tăng 184,2% về số lượng và 186,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019).
Thẻ ngân hàng tiếp tục phát triển, đến cuối tháng 7, số lượng thẻ đang lưu hành đạt mức 107,7 triệu thẻ (tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2019).
“Để đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, an ninh, độ an toàn và tăng thêm tiện ích sử dụng thẻ, NHNN đã và đang đôn đốc các đơn vị thực hiện đúng tiến độ kế hoạch chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip tại Việt Nam. Dự kiến đến cuối năm 2021, sẽ hoàn thành việc chuyển đổi sang thẻ chip đối với toàn bộ thẻ nội địa,” ông Sơn cho biết.
Cũng theo đại diện NHNN, đối với phí chuyển tiền liên ngân hàng qua hệ thống 24/7 của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) có 45/45 ngân hàng đã thực hiện chính sách miễn/giảm phí cho khách hàng đối với các giao dịch giá trị nhỏ (từ 2 triệu đồng trở xuống). Theo đó, khoảng 63% giao dịch thanh toán của khách hàng qua NAPAS được miễn hoặc giảm phí. Ước tính tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán mà các ngân hàng miễn, giảm cho khách hàng đến hết năm 2020 sau 2 đợt giảm phí là khoảng 1.004 tỷ đồng.
Ông Sơn cho biết thêm, hiện thanh toán dịch vụ công tiếp tục được triển khai rộng rãi. Các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đang tích cực triển khai kết nối thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, cổng dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương.
Trong tháng 9, NAPAS đã hoàn thành kết nối tới Cổng Dịch vụ công Quốc gia, trong đó hoàn thành tích hợp 2 dịch vụ công đầu tiên là nộp thuế phí trước bạ ôtô xe máy và nộp bảo hiểm xã hội (chiếm trên 50% nhu cầu thanh toán dịch vụ công hiện tại) và tiếp tục mở rộng ra các dịch vụ khác trong thời gian tới.
Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, từ đầu năm đến nay, NHNN đã điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường. Thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng thông suốt. Đến ngày 15/9/2020, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 7,58% so với cuối năm 2019.
Trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, trong những tháng đầu năm, NHNN đã liên tiếp điều chỉnh giảm 2 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 1 - 1,5%/năm để hỗ trợ thanh khoản cho tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN; giảm 0,6 - 0,75%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 1%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên, hiện ở mức 5,0%/năm, để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân.
Mặc dù nguồn vốn và thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng dồi dào, sẵn sàng cung cấp đủ, kịp thời tín dụng cho nền kinh tế, nhưng do cầu tín dụng còn rất yếu trước tác động của dịch Covid-19 nên tín dụng tăng chậm so với cùng kỳ 2019, đến ngày 16/9/2020, tín dụng chỉ tăng 4,81% so với cuối năm 2019.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết thêm, dịch Covid-19 tác động mạnh đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Với các ngân hàng, tác động lớn nhất là cầu tín dụng rất thấp. Mặc dù các ngân hàng đưa ra nhiều gói tín dụng lãi suất thấp, NHNN cũng nới room cho tất cả các ngân hàng có nhu cầu và có khả năng tăng trưởng tín dụng, song số lượng khách hàng có nhu vay vẫn rất ít. Tổng số dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 lên tới 25%.
Với sự chỉ đạo của NHNN, thời gian qua, các ngân hàng thương mại triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng. Đặc biệt, tính đến 14/9/2020, thực hiện Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 271 nghìn khách hàng với dư nợ 321 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 485 nghìn khách hàng với dư nợ 1,18 triệu tỷ đồng; đặc biệt các tổ chức tín dụng đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch) với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay, đạt 1,6 triệu tỷ đồng cho 310 nghìn khách hàng.
Thời gian tới, NHNN sẽ điều hành nghiệp vụ thị trường mở, điều tiết thanh khoản của tổ chức tín dụng hợp lý để ổn định thị trường. Đồng thời, điều hành công cụ tái cấp vốn linh hoạt, phù hợp với diễn biến vĩ mô, tiền tệ, nhu cầu vốn của tổ chức tín dụng và chủ trương của Chính phủ hỗ trợ nền kinh tế trước tác động của dịch bệnh Covid-19.
Về lãi suất, NHNN sẽ chỉ đạo tổ chức tín dụng tiếp tục triệt để tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay tiếp sức cho nền kinh tế, đơn giản hóa quy trình thủ tục nội bộ, tạo điều kiện cho khách hàng vay mới nhưng không hạ chuẩn cho vay, đảm bảo chất lượng, an toàn tín dụng, duy trì hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng.
Về tín dụng, NHNN sẽ kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách cấp tín dụng nhằm hỗ trợ các đối tượng chịu tác động của dịch Covid-19 và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Theo lãnh đạo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, những tháng cuối năm, NHNN sẽ tiếp tục nới room tín dụng cho các ngân hàng thương mại có nhu cầu và có khả năng tăng trưởng tín dụng, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tín dụng tiêu dùng và cho vay bằng ngoại tệ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải