Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Sẽ xem xét điều chỉnh chi phí kinh doanh xăng dầu

Hương Giang

Thứ bảy, 01/10/2022 - 22:35

(Thanh tra) - Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ rà soát, tính toán để điều chỉnh chi phí kinh doanh trong cơ cấu giá cơ sở xăng dầu.

Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải

Tại họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 1/10, báo chí nêu, vừa qua, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu liên tục kêu càng bán, càng lỗ vì mức chiết khấu thấp, nhiều doanh nghiệp chỉ mở cửa bán nhỏ giọt để không bị phạt. Xin cho biết nguyên nhân của sự việc và giải pháp cho vấn đề này?

Nhà nước không quản lý mức chiết khấu xăng dầu

Trả lời, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Công Thương cho hay, Nhà nước chỉ quản lý giá bán lẻ xăng dầu, không quản lý mức chiết khấu.

Chiết khấu là khoản thoả thuận, giảm giá của đơn vị bán xăng dầu (đầu mối, tổng đại lý, thương nhân phân phối) cho đơn vị mua. Khi nguồn cung dồi dào, giá thế giới giảm thì doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối tăng chiết khấu cho cửa hàng, đại lý bán lẻ để đẩy lượng bán ra. Ngược lại, giá thế giới giảm, họ giảm mức chiết khấu này.

Việc chiết khấu xăng dầu xuống quá thấp, thậm chí bằng 0, ông Hải cho rằng, do doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu thua lỗ khi đã nhập hàng giá cao trước đó, nhưng sang quý III giá lại giảm sâu.

“Để tiết giảm chi phí và giảm thiệt hại trong kinh doanh, các doanh nghiệp phải giảm mức chiết khấu cho hệ thống phân phối. Đó là lý do thứ nhất”, ông Hải nhận định.

Lý do thứ 2, là các chi phí kinh doanh xăng dầu tăng, ví dụ chi phí vận tải, vận chuyển, chi phí liên quan đến kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên để kiểm soát lạm phát, hạn chế mức tăng của những chi phí này chưa được Bộ Tài chính điều chỉnh trong giá cơ sở do Nhà nước điều hành.

Do đó, để duy trì kinh doanh, tránh thua lỗ thêm, doanh nghiệp đầu mối buộc phải cắt giảm chi phí, trong đó có chiết khấu cho các đại lý bán lẻ.

Ở góc độ Bộ Công thương, ông Đỗ Thắng Hải cho biết, bộ này đã nhiều lần đề xuất các cấp có thẩm quyền xem xét việc điều chỉnh các chi phí kinh doanh xăng dầu trong giá cơ sở bán lẻ.

Tuy nhiên, thẩm quyền tính toán, điều chỉnh các chi phí này thuộc về Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính mới điều chỉnh mức chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam theo thực tế, còn chi phí vận chuyển xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước đến cảng chưa được rà soát, điều chỉnh.

Ngày 23/9, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, yêu cầu Bộ Tài chính rà soát, điều chỉnh phù hợp để đảm bảo nguồn cung xăng dầu, quyền lợi doanh nghiệp.

“Liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ phối hợp xem xét và điều chỉnh hợp lý các chi phí này”, ông Đỗ Thắng Hải thông tin.

Việt Nam đã làm khá tốt, bảo đảm đủ nguồn cung xăng dầu

Về điều hành xăng dầu, ông Đỗ Thắng Hải nhắc lại vai trò chính của liên Bộ Công Thương - Tài chính là đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh.

“Việt Nam đã làm khá tốt, bảo đảm đủ nguồn cung trong bối cảnh cả thế giới, khu vực gặp rất nhiều khó khăn về việc bảo đảm nguồn cung về xăng, dầu”, ông Hải khẳng định.

Bộ Tài chính gần đây đã đề xuất giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng với xăng dầu, để kìm đà tăng giá nhiên liệu trong nước trước bối cảnh giá xăng dầu trên thị trường thế giới dự báo tiếp tục diễn biến khó lường, khó dự báo.

Ông Hải cũng nhấn mạnh Chính phủ đã chỉ đạo rất sát sao, rất rõ là phải bám sát vào giá của thị trường thế giới, phải sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu một cách linh hoạt.

Vì vậy, tại kỳ điều chỉnh gần nhất, giá xăng giảm về ngang thời điểm tháng 7/2021, như RON 95-III là 22.580 đồng một lít; E5 RON 92 là 21.780 đồng một lít, dầu diesel 22.530 đồng - ngang ngưỡng giá hồi tháng 3 khi cuộc chiến Nga - Ukraine bắt đầu.

Tại họp báo, đề cập tới giải pháp bình ổn lãi suất cho vay, ông Đoàn Thái Sơn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho hay, kịch bản ổn định lãi suất đầu ra được cơ quan này tính tới khi đưa ra quyết định điều chỉnh lãi suất điều hành.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước tăng một số lãi suất điều hành, như trần lãi suất huy động, lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn, và giữ nguyên trần lãi suất cho vay.

“Việc điều hành của Ngân hàng Nhà nước hướng đến các mục tiêu ổn định mặt bằng lãi suất cho vay”, ông Sơn nói.

Không điều hành lãi vay, nhưng ông Sơn cho hay, Ngân hàng Nhà nước sẽ vận động các ngân hàng thương mại rà soát, giảm chi phí hoạt động, để giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho hay. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm