Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 12/03/2024 - 13:28
(Thanh tra) - Thanh tra, kiểm tra 10 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ bán bảo hiểm qua ngân hàng trong 2 năm (2022, 2023), Bộ Tài chính phát hiện nhiều vi phạm, kiến nghị xử lý tài chính 21.000 tỷ đồng. Năm nay, sẽ thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm, theo Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc sẽ trả lời chất vấn vào ngày 18/3. Ảnh: Đ.X
Công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là một trong các nhóm vấn đề Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc sẽ trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 18/3 tới đây.
Bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng tạo ra “phức tạp hơn”
Báo cáo gửi đến các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, tính đến cuối năm 2023, các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền kinh tế tổng số tiền ước đạt 762.580 tỷ đồng và chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 86.376 tỷ đồng.
Tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 913.308 tỷ đồng, tăng 11,12% so với năm 2022.
Theo ông Phớc, các doanh nghiệp bảo hiểm đã và đang hoạt động an toàn, hiệu quả, tính chuyên nghiệp, năng lực cạnh tranh ngày càng được cải thiện.
Các sản phẩm và chất lượng dịch vụ được tăng cường ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tham gia bảo hiểm
Do phát triển nhanh, thời gian vừa qua, thị trường bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ đã phát sinh một số vấn đề về chất lượng hoạt động tư vấn, cũng như dịch vụ chăm sóc và giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng.
Đáng chú ý, nếu như trước đây, thị trường chỉ có kênh đại lý truyền thống, thì thời gian qua đã hình thành thêm nhiều kênh phân phối khác là các đại lý tổ chức mà điển hình là kênh phân phối qua ngân hàng (Bancassurance).
“Bancassurance giúp hoạt động khai thác bảo hiểm trở nên đa dạng, nhưng cũng tạo ra sự phức tạp hơn và cần chúng ta phải nhìn nhận lại và chấn chỉnh để hoạt động đúng hướng, lành mạnh”, tư lệnh ngành tài chính nêu.
Bộ trưởng cho hay, qua phản ánh của báo chí, dư luận, cũng như công tác quản lý, giám sát, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Tài chính đã tăng cường nhiều giải pháp để chấn chỉnh những mặt trái, sai lệch trong triển khai hoạt động khai thác các sản phẩm bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm nhân thọ nói chung và kênh bancassurance nói riêng.
Thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm trong năm 2024
Bên cạnh nghiên cứu để trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành bổ sung nhiều quy định pháp luật; tăng cường giám sát, quản lý, Bộ Tài chính đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 10 trong 17 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có triển khai bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong năm 2022, 2023.
Các doanh nghiệp được thanh tra có doanh thu phí bảo hiểm khai thác qua kênh bancassurance chiếm 96,83% tổng doanh thu phí khai thác qua kênh bancassurance của cả thị trường bảo hiểm nhân thọ.
Qua thanh tra đã phát hiện các hành vi vi phạm qua kênh bancassurance. Đó là, sai phạm về ban hành quy trình, quy chế; sai phạm về việc tuân thủ biểu phí sản phẩm; đại lý bảo hiểm không tuân thủ quy định công ty và quy định pháp luật.
Cơ quan thanh tra của Bộ Tài chính đã kiến nghị xử lý về tài chính 21.000 tỷ đồng, trong đó loại ra khỏi chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021, năm 2022 gần 1.956 tỷ đồng.
Xử phạt vi phạm hành chính 2 doanh nghiệp bảo hiểm, phạt tiền 310 triệu đồng.
Ngoài ra, cơ quan thanh tra đã đình chỉ hoạt động ký kết hợp đồng bảo hiểm mới khai thác qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thời hạn; yêu cầu khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm.
Với năm nay, ông Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính có kế hoạch thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm.
Trong đó, bộ sẽ tiến hành thanh tra việc triển khai bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với 2 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Mirae Asset Prévoir, Công ty TNHH Bảo hiểm Cathay Life Việt Nam).
Tiếp tục xử lý nghiêm đại lý bảo hiểm có sai phạm
Bộ trưởng Tài chính nhìn nhận, những tồn tại đã được báo chí và dư luận nêu thời gian qua vừa là thách thức, vừa là cơ hội lớn để đưa thị trường bảo hiểm Việt Nam hoàn thiện hơn về chất lượng, hướng tới phát triển an toàn, bền vững trong tương lai.
“Các năm tới, bên cạnh các yếu tố nền tảng như tăng trưởng kinh tế, dân số lớn, xu hướng phát triển công nghệ,... thì nền tảng pháp lý được kỳ vọng sẽ góp phần hỗ trợ cho thị trường bảo hiểm phát triển hơn nữa cả về “lượng” và “chất””, ông Phớc nhận định.
Song để đạt được mục tiêu phát triển chất lượng, bền vững, theo ông Phớc, “không thể thay đổi ngay trong “ngày một, ngày hai” mà cần một quá trình, làm từng bước”.
Thời gian tới, thị trường bảo hiểm Việt Nam đặt chất lượng phát triển lên hàng đầu, nhưng để “hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ”, thì cần các giải pháp đồng bộ từ cả phía cơ quan quản lý, sự chung tay vào cuộc thực sự của cả các doanh nghiệp bảo hiểm, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và người tham gia bảo hiểm.
Về trách nhiệm của Bộ Tài chính, ông Hồ Đức Phớc khẳng định, sẽ tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến sản phẩm bảo hiểm, công khai, minh bạch thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp bảo hiểm để người dân có thể dễ dàng tiếp cận thông tin khi tìm hiểu, lựa chọn cho mình sản phẩm bảo hiểm phù hợp.
“Cơ quan quản lý đã và tiếp tục yêu cầu rà soát, tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm và tiến hành xử lý nghiêm minh nếu phát hiện các trường hợp đại lý bảo hiểm sai phạm quy định pháp luật”, Bộ trưởng Tài chính báo cáo các đại biểu Quốc hội.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình