Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hằng Linh
Thứ bảy, 18/06/2022 - 11:17
(Thanh tra) - Mới đây, báo cáo tài chính quý 1/2022 của Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB, mã chứng khoán NVB) cho thấy bức tranh kinh doanh có sự thay đổi từ cuối năm 2021.
Ảnh minh họa. Nguồn: https://www.ncb-bank.vn/
Bổ sung tài liệu đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2022 vào cuối tuần, NCB đã trình cổ đông thông qua tờ trình từ nhiệm và miễn nhiệm chức danh thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) đối với ông Phạm Thế Hiệp và ông Tamaki Kido, đồng thời bầu bổ sung thành viên HĐQT là bà Trịnh Thanh Mai (đề cử thành viên HĐQT độc lập) và bà Hoàng Thu Trang (đang là Phó Tổng Giám đốc NCB, đề cử vị trí thành viên HĐQT).
Ông Phạm Thế Hiệp là nhân sự thuộc “bộ máy cũ” của NCB khi còn dưới thời ông Nguyễn Tiến Dũng (thường được gọi là Dũng Gami).
Ngày 19/7/2019, sau 2 tháng giữ cương vị quyền Tổng Giám đốc, ông Hiệp chính thức trở thành Tổng Giám đốc NCB.
Trước khi được bổ nhiệm chức vụ quyền Tổng Giám đốc, ông Hiệp là Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Ngân hàng Doanh nghiệp.
Tuy nhiên, từ ngày 03/08/2021, bà Dương Thị Lệ Hà đã thay ông Phạm Thế Hiệp đảm nhận vị trí quyền Tổng Giám đốc NCB. Ông Phạm Thế Hiệp vẫn đảm nhận vị trí thành viên HĐQT NCB.
Theo báo cáo quản trị tháng 1/2022 của NCB, nhóm cổ đông cũ gồm ông Nguyễn Tiến Dũng và ông Phạm Thế Hiệp đang nắm tổng cộng 12,2% vốn cổ phần của NCB.
Mới đây, báo cáo tài chính quý 1/2022 của NCB cho thấy bức tranh kinh doanh có sự thay đổi từ cuối năm 2021.
Thu nhập lãi thuần trong quý 1/2022 đạt gần 260 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ năm trước. Ngay trước đó, quý 4/2021, NCB cũng ghi nhận mức suy giảm thu nhập từ lãi thuần so với cùng kỳ.
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 20,4 tỷ đồng, giảm 6%. Trong tờ trình đại hội cổ đông, NCB đặt kế hoạch tỷ lệ nợ xấu cả năm 2022 dưới 3%.
Ngân hàng đặt mục tiêu đến cuối năm 2022 đạt 78.178 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 6% so với đầu năm. Huy động từ khách hàng đạt 67.551 tỷ đồng và cho vay khách hàng dự kiến đạt 46.015 tỷ đồng.
Năm 2021, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước trích lập dự phòng rủi ro đạt 752 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo cam kết của NCB với Ngân hàng Nhà nước, NCB sẽ dùng toàn bộ lợi nhuận để trích lập các khoản cần xử lý theo phương án cơ cấu lại đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, do đó lợi nhuận trước thuế còn lại năm 2021 của NCB là 2,3 tỷ đồng.
Phần lợi nhuận sau thuế 1,4 tỷ đồng là lợi nhuận của Công ty TNHH Khai thác và Quản lý tài sản NCB, phần này sẽ chuyển toàn bộ về ngân hàng trong năm 2022 để trích bù đắp/bổ sung các khoản chi phí thuộc phương án cơ cấu lại.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC