Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Eximbank trước Đại hội cổ đông: Chủ tịch HĐQT lại từ chức

Thứ năm, 18/06/2020 - 22:13

Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam (Eximbank) từng là một trong những ngân hàng cổ phần lớn nhất. Năm 2008, Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Nhật Bản Sumitomo Mitsui (SMBC) đã phải chi tới 225 triệu USD để trở thành cổ đông chiến lược, sở hữu 15% vốn của Eximbank.

Không ai có thể ngờ, kết quả kinh doanh của Eximbank liên tục không tốt, đi xuống. Không những vậy, HĐQT Eximbank liên tục chìm trong những tranh cãi. Nhiều năm cổ đông không được chia cổ tức. Đại đội đồng cổ đông liên tục bị trì hoãn, quyền lợi của cổ đông, trong đó có rất nhiều cổ đông nhỏ gắn bó nhiều năm với Eximbank bị ảnh hưởng. Năm 2019, không còn đủ kiên nhẫn, SMBC đã yêu cầu tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường để xem xét miễn nhiệm các thành viên HĐQT không được cổ đông tín nhiệm. Nhưng quyền của chính cổ đông chiến lược SMBC cũng không được HĐQT tôn trọng. Eximbank chỉ triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường theo yêu cầu của SMBC sau khi cơ quan quản lý Nhà nước có các xử lý cứng rắn.
Ai là Chủ tịch hợp pháp tại Eximbank?
Việc ông Cao Xuân Ninh được bầu làm Chủ tịch HĐQT đã gây ra nhiều phản ứng gay gắt trong nội bộ Eximbank. Tại Đại hội cổ đông ngày 21/6/2019, nhiều cổ đông không thừa nhận chức danh Chủ tịch của Cao Xuân Ninh. Một số thành viên HĐQT và cổ đông SMBC không thừa nhận Nghị quyết bầu ông Cao Xuân Ninh làm Chủ tịch vì cuộc họp này vi phạm quy định pháp luật, Điều lệ về trình tự thủ tục họp.
Trước đó, trong khi không hề có Biên bản họp HĐQT hợp pháp được thông qua bởi Chủ tọa và tất cả các thành viên dự họp, ông Lê Minh Quốc, lấy tư cách Chủ tịch Eximbank ký Nghị quyết của HĐQT để bà Lương Thị Cẩm Tú không còn giữ chức danh Chủ tịch. Nghị quyết do ông Lê Minh Quốc ký cũng bị một số thành viên HĐQT và nhiều cổ đông cho rằng trái pháp luật, không có giá trị.
Nghị quyết bầu ông Cao Xuân Ninh làm Chủ tịch HĐQT đã bị cổ đông khởi kiện, yêu cầu Tòa hủy bỏ. Tòa quận 1 và Tòa TP.HCM đã đình chỉ vụ việc, không giải quyết vì cho rằng việc xem xét, đánh giá Nghị quyết của HĐQT là việc nội bộ, thuộc quyền của Đại hội cổ đông Eximbank.
Như vậy, chưa có câu trả lời ai đang là Chủ tịch hợp pháp của Eximbank?
Chủ tịch nhiều lần từ chức
Không lâu sau khi được bầu làm thành viên HĐQT Eximbank năm 2015, ông Cao Xuân Ninh xin từ nhiệm thành viên HĐQT. Trong năm 2019, sau khi có nhiều phản ứng về chức danh Chủ tịch, ông Cao Xuân Ninh cũng có đơn từ nhiệm Chủ tịch.
Theo yêu cầu của cổ đông SMBC và chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước, Eximbank đã triệu tập họp Đại hội cổ đông bất thường vào tháng 3/2020 để miễn nhiệm các thành viên HĐQT không được tín nhiệm cùng một số nội dung khác. Cuộc họp này đã bì hoãn vì dịch Covid 19.
Nay Eximbank dự kiến tổ chức lại Đại hội bất thường vào 30/6/2019.
Trước khi Đại hội diễn ra lần này, ông Cao Xuân Ninh lại có đơn xin từ nhiệm Chủ tịch. Đây là đơn từ nhiệm thứ ba của ông Ninh tại Eximbank. Liệu ông Cao Xuân Ninh từ nhiệm có thành công không và ai sẽ là chủ tọa trong Đại hội tới của Eximbank?
Chỉ có các cổ đông của Eximbank là thiệt thòi, ngay cả “ông lớn” SMBC cũng “sa lầy” khi các “lùm xùm” tại chính HĐQT không được giải quyết dứt điểm.

https://congluan.vn/eximbank-truoc-dai-hoi-co-dong-chu-tich-hdqt-lai-tu-chuc-post83031.html

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm