Theo dõi Báo Thanh tra trên
Huyền Châu
Chủ nhật, 26/03/2023 - 22:34
(Thanh tra) - Các nạn nhân bị đưa vào các khu tổ chức hoạt động đánh bạc trực tuyến, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, massage…
Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an, giải cứu thành công các cháu bé sơ sinh trong đường dây mua bán người. Ảnh (2021): https://congan.com.vn/
Thực tế này được chỉ ra tại báo cáo kết quả triển khai và chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người, giai đoạn 2012 - 2022, ngày 17/3/2023 của UBND tỉnh Quảng Nam.
Trong những năm qua, tình hình hoạt động tội phạm mua bán người trên thế giới, khu vực và trong nước diễn ra hết sức phức tạp, ngày càng tăng, hoạt động xuyên quốc gia, tập trung chủ yếu qua các tuyến biên giới Việt - Trung, Việt - Lào, Việt Nam - Campuchia... với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt gây khó khăn cho công tác phát hiện, bắt giữ, đấu tranh, phòng ngừa tội phạm.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tình hình an ninh, trật tự cơ bản được giữ vững ổn định, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật được kiểm soát chặt chẽ, kéo giảm qua từng năm. Tuy nhiên, tình hình hoạt động của tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh có lúc còn diễn biến phức tạp.
Các vụ phạm tội xảy ra tập trung ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng phạm tội đã lợi dụng hoàn cảnh kinh tế - xã hội khó khăn, trình độ nhận thức pháp luật của nạn nhân còn thấp, hứa hẹn tìm việc làm ở thành phố, mức lương cao rồi lừa bán ra nước ngoài, chủ yếu là các quốc gia Trung Quốc, Campuchia. Tại đây, các nạn nhân bị đưa vào các khu tổ chức hoạt động đánh bạc trực tuyến, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, massage (chủ yếu do đối tượng người Trung Quốc điều hành); các nạn nhân liên tục bị ép làm việc và bị hành hung nếu không hoàn thành công việc được giao; nạn nhân muốn về nước thì gia đình phải trả một khoản tiền lớn cho các đối tượng.
Để thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện các mặt công tác liên quan phòng, chống mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người, trong từng giai đoạn, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1427/QĐ- TTg ngày 18/8/2011 phê duyệt Chương trình Hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 2546/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 phê duyệt Chương trình Phòng, chống mua bán người, giai đoạn 2016- 2020; Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phòng, chống mua bán người, giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 gắn với việc triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương về công tác phòng, chống tội phạm, phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh.
Xác định công tác tuyên truyền là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch triển khai thực hiện công tác phòng, chống mua bán người, nhằm thu hút sự tham gia của cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân vào cuộc phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm.
Trong những năm qua, UBND tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội tăng cường các biện pháp phòng, chống tội phạm mua bán người và luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, tổ chức đoàn thể trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Các lực lượng chuyên trách trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm mua bán người đã phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm trong tổ chức các biện pháp phòng ngừa, nhờ đó, công tác phòng, chống tội phạm mua bán người đạt được những kết quả tích cựcc.
Đáng chú ý, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo, quán triệt các cơ quan, ban, ngành và tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện tốt Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Thông tư số 03/2010/TT-BTP ngày 03/3/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật; Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT ngày 10/2/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13/8/2012 của Chính phủ quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân của họ; Thông tư số 35/2013/TT ngày 30/12/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người.
Tổ chức nghiên cứu, rà soát những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng đang được áp dụng không còn phù hợp, những văn bản khi áp dụng vào thực tiễn còn gặp những khó khăn vướng mắc và đề xuất kiến nghị bổ sung sửa đổi cho phù hợp. Tham gia góp ý đầy đủ các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm mua bán người.
Đối với một số lĩnh vực dễ phát sinh tội phạm mua bán người, như: Môi giới kết hôn, cho nhận con nuôi, hợp tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, làm việc trái phép các khu vực khai thác khoáng sản, tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, massage... UBND tỉnh đã chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với đơn vị chuyên trách xây dựng, ký kết các quy chế, kế hoạch liên tịch triển khai thực hiện công tác phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng nhằm kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện hoặc những kẽ hở trong các văn bản hướng dẫn mà đối tượng phạm tội lợi dụng hoạt động để trao đổi, kiến nghị khắc phục, thay thế, sửa đổi, bổ sung kịp thời phục vụ tốt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác nhân sự; phòng chống tội phạm, tham nhũng; giải quyết khiếu nại, tố cáo và thông qua nhiều luật, nghị quyết là những nội dung sẽ được Quốc hội bàn thảo, quyết định trong tuần làm việc cuối kỳ họp 8.
Hương Giang
05:30 25/11/2024(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Cảnh Nhật
Hương Giang
Phương Anh
Lê Phương
Nhóm PV
T.Thanh
Minh Tân
Hương Giang
Nam Dũng
T.Thanh
Hoàng Nam